Những câu hỏi liên quan đến xây tường

19Th8 - by Azhome Group - 0 - In Sản phẩm Xây - Trát

 

Xây nhà là một quá trình phức tạp đòi hỏi bạn phải luôn đưa ra cân nhắc trước những quyết định khó khăn. Từng giai đoạn một, bạn luôn phải lựa chọn xem mình sẽ sử dụng nguyên liệu gì? Thương hiệu nào? Giá bao nhiêu? Số lượng như thế nào? Bao gồm có cả những quyết định liên quan đến việc xây tường.

Nên xây tường bằng gạch đồ hay gạch lỗ?

Ưu điểm và hạn chế khi xây tường bằng gạch lỗ

Gạch lỗ là loại gạch nung với nhiều khoảng trống bên trong, có kết cấu khá nhẹ. Gạch lỗ cũng là loại gạch được khá nhiều người ưa chuộng cho nhu xây tường của mình nhờ những ưu điểm nổi bật.

  • Ưu điểm
  • Gạch lỗ có giá thành khá rẻ, trong phạm vi số lượng lớn, gạch lỗ giúp cho người xây nhà tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. Điều này khiến cho những viên gạch nhỏ này lại được ưa chuộng khá nhiều.
  • Gạch lỗ khá nhẹ, dễ dàng và phù hợp trong việc di chuyển, bưng bốc, đặt để trong công trình thi công. Điều này khiến cho việc sử dụng nguyên liệu trọng quá trình xây dựng được nhanh chóng, thuận tiện hơn, đặc biệt trong những giai đoạn bắt đầu xây dựng tường trên cao.
  • Gạch lỗ có những khoảng trống phù hợp cho việc xây dựng những bức tường có khả năng cách nhiệt, cách âm…

Tuy nhiên, bên cạnh đó, gạch lỗ cũng có những hạn chế riêng dẫn đến ảnh hưởng chất lượng tường xây dựng.

  • Hạn chế
  • Gạch lỗ có khả năng chịu lực kém, dễ bị vụn vỡ khi khoan đục để thi công nội thất trên trường. Điều này khiến cho nhiều người không khỏi băn khoăn vì sợ rằng bức tường của mình sẽ không được bền và thẩm mỹ về sau.
  • Gạch lỗ có khả năng chống thấm khá kém, nếu sử dụng để xây tường sẽ khiến cho tường dễ bị ẩm và mốc gây ra vết loang lổ trên mặt sơn tường.

Ưu điểm và hạn chế khi xây tường bằng gạch đặc

Gạch đặc là loại gạch nung đặc, khối hình chữ nhật hoặc vuông, kết cấu nặng và không có lỗ thoát khí. Trong nhiều năm trở lại đây, người ta gác lại vấn đề về giá cả tìm hiểu hơn về chất lượng xây tường của các loại gạch đặc. Có thể nói, gạch đặc có nhiều ưu điểm khắc phục được vấn đề của gạch lỗ.

  • Ưu điểm:
  • Gạch đặc có kết cấu nặng, chịu lực khá tốt trong xây dựng tường. Điều này khắc phục cho tình trạng tường yếu dễ vỡ vụn mà các loại gạch lỗ gây ra. Với những bức tường xây dựng bằng gạch đặc, gia chủ hoàn toàn có thể yên tâm và thi công nội thất cho căn nhà của mình.
  • Gạch đặc có khả năng chống thấm cao vì kết cấu đặc thù hoàn toàn đặc ruột bên trong. Các phần tử rắn sẽ khiến cho nước khó len lỏi vào bên trong hơn, giúp nước không bị thấm ở bên trong, tránh những trường hợp loang lổ mất thẩm mỹ căn nhà.
  • Hạn chế
  • Gạch đặc với kết cấu hình khối đặc bên trong, có thể khiến cho vận tốc truyền âm trong môi trường rắn diễn ra cao hơn, không thể cách âm tốt. Điều này tương tư với khả năng cách nhiệt của các bức tường với loại gạch này.
  • Gạch đặc thường có giá cao gấp 2 – 3 lần gạch lỗ, do đó trước đây không nhiều người ưa chuộng loại này cho lắm vì chi phí xây dựng.
  • Gạch đặc khá nặng, gây khó khăn trong việc vận chuyển, di chuyển và trong quá trình xây dựng.

Nên xây tường bằng gạch đặc hay gạch lỗ?

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về hai loại gạch trong câu hỏi “ Nên xây tường bằng gạch đặc hay gạch lỗ”. Mỗi loại gạch đều có những ưu và nhược điểm, thật khó khăn để bạn có thể đưa ra cho mình những lựa chọn phù hợp phải không nào.

Tuy nhiên, câu trả lời sẽ nằm ở cách mà bạn sử dụng chúng đúng công năng của chúng. Khó mà nói được loại gạch nào tốt hơn loại gạch nào. Vậy tại sao chúng ta không tìm kiếm cho chúng những giới hạn về xây tường để từ đó có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tính toán và thống kê ngân sách chi phí cho việc xây tường.

Đối với gạch lỗ, chúng ta có thể xây dựng chúng với mục đích tạo nên những bức tường ngăn vách với chức năng vách ngăn đơn thuần. Với những bức tường như vậy, chúng ta thường không có những gia công quá nhiều, chủ yếu chỉ dùng để cắt khoảng không gian.

Cùng với đó, chúng được xây dựng ở bên trong căn nhà và tất nhiên sẽ không chịu tác động trực tiếp bởi môi trường. Đặc biệt là nước, tránh tình trạng thấm nước xảy ra. Ngoài ra, gạch lỗ còn có thể dùng để xây những tầng trên cao vì để tránh làm yếu móng nền.

Đối với gạch đặc, chúng ta có thể xây dựng chúng để tạo nên những bức tường bao quanh với kết cấu vững chắc và khả năng chống ẩm cao. Với những khu vực tường cần lắp ráp, cần gia công, tác động cơ học mạnh, đây là một sự lựa chọn không thể phù hợp hơn.

Với những bức tường được xây dựng bởi loại gạch này, các bạn sẽ không phải lo lắng căn nhà của mình sẽ xuất hiện những vết ố vàng, thấm nước theo thời gian bởi ưu điểm chống thấm của chúng rất tốt.

Gạch là vật liệu rất quan trọng quyết định chất lượng ngôi nhà. Vậy, có bao nhiêu loại gạch xây dựng, cách phân biệt chúng như thế nào và phạm vi ứng dụng của mỗi chủng loại gạch ra sao? nội dung dưới đây sẽ giải đáp những câu hỏi này.

Có bao nhiêu loại gạch xây dựng?

Chung quy có 2 loại gạch xây dựng: gạch đất nung và gạch không nung. Gạch đất nung là gạch truyền thống hiện được sử dụng rộng rãi đến 80%. Gạch được sản xuất từ đất sét nung ở nhiệt độ cao. Còn gạch không nung là loại gạch được chế tạo từ cốt liệu như đá, cát, xi măng hoặc vật liệu phế thải và phụ gia. Gạch không nung lại chia ra làm 2 loại: gạch block và gạch bê-tôngia bọt khí. Đặc điểm của gạch không nung là không cần nung ở nhiệt độ cao và không sử dụng đất sét. Để xây dựng tùy nhu cầu ta có thể dùng gạch có lỗ rỗng và gạch đặc.

Gạch rỗng và gạch đặc ruột khác nhau như thế nào?

Gạch rỗng là gạch có lỗ rỗng phái trong viên gạch. Có thể 2, 3, 4, 6 hoặc 10 lỗ tùy yêu cầu thiết kế. Gạch 6 lỗ phổ biến ở miền Bắc và miền Trung trong khi đó gạch 4 lỗ được ưa chuộng ở miền Nam. Các tỉnh miền Trung lại sử dụng lỗ tròn trong khi đó các tỉnh miền Nam lại sử dụng lỗ vuông. Gạch rỗng tốn ít nguyên liệu hơn và sản xuất dễ hơn nên giá thành sẽ rẻ hơn. Nếu cùng kích thước gạch đặc có thể có giá từ 2-3 lần gạch rỗng. Gạch rỗng có khả năng chịu nén (MÁC) thấp hơn gạch đặc và độ hút nước cũng cao hơn.

Khi nào thì dùng gạch rỗng và khi nào thì dùng gạch đặc?

Tuy gạch rỗng có MÁC thấp hơn gạch đặc nhưng nếu đạt tiêu chuẩn vẫn đáp ứng tốt được yêu cầu xây dựng. Thực tế gạch rỗng được sử dụng để xây tất cả các hạng mục tường bao. Còn gạch đặc được sử dụng để xây hầm, móng. Nếu chủ nhà muốn vẫn có thể sử dụng gạch đặc để xây tường nhưng chi phí sẽ đội lên 2 lần, nhưng bù lại tường có độ bền cao, cách âm, cách nhiệt và chống thấm nước cực tốt.

Gạch tuynel và gạch thủ công, chọn loại nào?

Gạch tuynel được sản xuất theo công nghệ lò nung tuynel bắt nguồn từ Đức. Đặc điểm của gạch tuynel là chất lượng đạt tiêu chuẩn, đồng đều, ít tốn nguyên liệu và ô nhiễm môi trường. Gạch thủ công là gạch được sản xuất từ các công nghệ như lò đứng, lò vòng, lò thủ công, lò hoffman,… Các công nghệ này không kiểm soát được nhiệt lò đốt nên viên gạch sẽ được đốt chín không đều dẫn đến có lô chín, lô sống, kích thước gạch không đồng đều. Gạch thủ công không đạt được mác như gạch tuynel. Sử dụng gạch thủ công tuy giá rẻ nhưng nếu tính toán đầy đủ lại không rẻ. Nguyên nhân do kích thước gạch thường nhỏ hơn gạch tuynel nên số lượng gạch/m2 phải lớn hơn. Gạch không đồng đều và nhỏ nên lại tốn công thợ để xây và tô hơn. Về lâu dài nếu dùng trúng lô gạch sống, tường sẽ bị thấm rất nhanh. Khi ấy tiền chống thấm lại tốn hơn cả tiền gạch.

Gạch block có thể được dùng để xây nhà không? Nếu dùng gạch block thì cần lưu ý đều gì?

Gạch block có kích thước đồng đều hơn cả gạch tuynel. Có thể nói 100% viên gạch đều như nhau. Gạch block đã được sử dụng từ thập niên 80 ở các nước phát triển. Ưu điểm gạch là cường độ nén có thể đạt gấp 2-4 lần gạch đất nung và độ thấp nước cũng thấp hơn. Hơn nữa, gạch block lại có khả năng chế tạo nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Sử dụng gạch block đạt độ bền và thẫm mỹ cao, nếu làm nhà xưởng thì không cần trát. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn loại gạch block của các công ty uy tín có chứng nhận đạt MÁC. Nhiều cơ sở sản xuất vì lợi nhuận có thể cắt bớt xi măng khiến gạch không đạt chất lượng. Hơn nữa việc thi công tuy khá dễ nhưng đòi hỏi thợ phải có kinh nghiệm vì gạch có kích thước gấp 3-4 lần gạch thông thường và dĩ nhiên cũng nặng hơn.

Nên xây tường 10 hay 20 cho nhà ở?

Nên xây tường 10 hay 20 là câu hỏi thắc mắc rất phổ biến từ phía các chủ nhà khi có ý định xây dựng cho công trình nhà mình. Để có câu trả lời chính xác nhất về vấn đề này, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Bilico để có thể đưa ra sự tính toán chi phí cho phù hợp.

Trước khi trả lời cho câu hỏi nên xây tường 10 hay 20, chúng ta cần tìm hiểu rõ về 2 loại tường này.

Tường 10 hay còn có tên gọi là tường con kiến, có độ dày 110mm. Loại tường này có tác dụng giống như một tấm vách chia tách không gian trong nhà. Xây tường 10 trong nhà giúp cho gia chủ tiết kiệm được một phần chi phí nhất định và dư ra diện tích đáng kể.

1. Ưu điểm

  • Giúp tiết kiệm diện tích, nhờ vậy mà không gian trong nhà được tận dụng tối đa, phù hợp với những ngôi nhà có diện tích nhỏ.
  • Thúc đẩy nhanh quá trình thi công.
  • Tiết kiệm chi phí xây dựng.
  • Khối lượng bê tông nhẹ
  • Phù hợp những ngôi nhà ít tầng.

2. Nhược điểm

  • Khả năng chống nóng thấp
  • Không phù hợp xây dựng ngoài trời vì những tác động của thời tiết sẽ khiến cho tường bị ngấm nước và nhanh xuống cấp
  • Không an toàn, đặc biệt nếu những ngôi nhà xung quanh đào móng thì nhà xây tường 10 sẽ bị sập xệ, thậm chí sụt lún.
  • Khả năng chịu tải trọng kém.

Với những ưu điểm và hạn chế như trên, thì việc xây tường 10 chỉ thích hợp cho những ngôi nhà thấp tầng. Nhà xây tường 10 cần tạo cột bê tông cốt thép chắc chắn và kiên cố, giúp cho tải trọng dồn xuống cột, gia tăng độ kiên cố cho công trình. Nếu xác định làm nhà cao tầng thì tường 10 không phù hợp.

Tường 20 là gì?

Tường 20 là tường có độ dày 220mm. Tường được xây dựng có tác dụng che chắn, chống nóng hiệu quả. Đây là độ dày của tường phổ biến trong rất nhiều công trình khác nhau.

1. Ưu điểm

  • Khả năng chống nóng, chống ẩm và chống ồn tốt
  • Tường vững chãi, đảm bảo an ninh hiệu quả
  • Phù hợp với các công trình cao tầng, cần kiên cố.

2. Hạn chế

  • Tốn thời gian thi công
  • Tốn nguyên vật liệu
  • Chiếm nhiều diện tích không gian

Như vậy, tường 20 thích hợp cho những công trình nhiều tầng. Trong quá trình thi công có thiết kế hệ thống móng nên giúp cho công trình có độ bền vững và kiên cố. Tuy nhiên, ngày nay, trong nhiều ngôi nhà người ta tính toán kết hợp xây cả tường 10 và tường 20 để vừa đảm bảo chất lượng công trình, vừa giúp tiết kiệm chi phí.

Nên xây tường 10 hay tường 20?

Để biết chính xác nên xây tường 10 hay 20 thì tốt nhất gia chủ cần cân nhắc kỹ lưỡng, nếu cần thiết thì tham khảo ý kiến từ các chuyên gia. Tùy theo điều kiện cụ thể mà lựa chọn độ dày tường hợp lý nhằm đảm bảo an toàn cho công trình.

➯ Ngày nay, các chuyên gia thường đưa ra lời khuyên nên xây kết hợp cả tường 10 và tường 20 để đảm bảo tuổi thọ công trình và tiết kiệm chi phí xây dựng.

Tường chịu lực tại tầng 1, 2 có thể xây tường 20 để có độ chịu lực cao và chống nóng hiệu quả. Đối với các tầng cao hơn và bức tường phân tách không gian trong nhà có thể xây tường 10 để giảm tải trọng và tiết kiệm diện tích.

Các mặt tường tiếp xúc nhiều với bên ngoài thì nên có thêm mái che, ô văng để bảo vệ tường khỏi độ ẩm, mưa nắng. Đây cũng là cách giúp tường không bị thấm nước. Những mảng tường có hệ thống an ninh kém thì xây tường 20 là quyết định hợp lý.

Trên đây là những thông tin về việc nên xây tường 10 hay tường 20 và những giải đáp từ AZhome group. Hy vọng qua những chia sẻ trên bạn sẽ tìm được giải pháp đúng đắn giúp tính toán được chi phí hợp lý nhất cho công trình nhà mình.

Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👈


👉 Hiện tại mình đang có bán thư viện xây dựng cũng như các combo khóa học giá cực rẻ cho anh em xây dựng, bao gồm:

🔸1. Kho tài liệu xây dựng 11Gb (thư viện BPTC, thư viện BVTK lĩnh vực XDDD và Giao thông cầu đường): Giá 200k

Link: https://hosoxaydung.com/full-kho-tai-lieu-xay-dung-11gb/

🔸2. Thư viện Sketchup khổng lồ 900 Gb – Giá 299k

Link: https://hosoxaydung.com/thu-vien-sketchup-700gb-gia-299k/

🔸3. Combo 4 khóa học Sketchup cơ bản và nâng cao giá 99k

Link: https://hosoxaydung.com/4-khoa-hoc-sketchup-co-ban-va-nang-cao/

🔸4. Commbo tài liệu học 80 khóa học REVIT - TELKA - ETAP - SAP - BIM ...

Link: https://hosoxaydung.com/commbo-tai-lieu-hoc-80-khoa-hoc-gia-500k

🔸5. Combo khóa học Autocad cơ bản và nâng cao chỉ với 99K

Link: https://hosoxaydung.com/combo-khoa-hoc-autocad-co-ban-va-nang-cao/

🔸6. Combo 15 khóa học Revit từ cơ bản đến nâng cao với chỉ với giá 200k.

Link: https://hosoxaydung.com/15-khoa-hoc-revit-tu-co-ban-den-nang-cao/

🔸7. Combo 7 khóa học Photoshop thực chiến từ nền tảng đến chuyên sâu - Giá 129k

Link: https://hosoxaydung.com/7-khoa-hoc-photoshop-thuc-chien/

🔸8. Combo 8 khóa học tinh học văn phòng từ cơ bản đến nâng cao chỉ với 99k

Link: https://hosoxaydung.com/combo-8-khoa-hoc-tinh-hoc-van-phong-tu-co-ban-den-nang-cao/

🔸9. Khóa học Etabs - Safe giá 50k

Link: https://hosoxaydung.com/khoa-hoc-etabs-safe-gia-50k/

🔸10. Khóa học họa viên kiến trúc - giá 50k

Link: https://hosoxaydung.com/khoa-hoc-hoa-vien-kien-truc-gia-50k/

Liên hệ: 0904.87.33.88 (Call/Zalo)

Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? Xem Cách Tải

►Group Facebook Hồ Sơ Xây dựng : https://www.facebook.com/groups/hosoxaydung

►Group Facebook Thư viện xây dựng : https://www.facebook.com/groups/tailieunganhxd

►Group Kho bản vẽ - Thiết kế nhà đẹp : https://www.facebook.com/groups/khobanve

►Group 999 Mẫu nhà đẹp 2023 : https://www.facebook.com/groups/999nhadep

►Link nhóm Zalo Hồ Sơ Xây Dựng : https://bit.ly/zalohosoxd

►Link nhóm Zalo Tài liệu Xây dựng :  https://bit.ly/zalotaileuxd

►Link nhóm Zalo Hiệp hội nhà thầu Việt Nam: https://bit.ly/zalonhathauvn

►Nhà thầu Xây dựng-Kiến trúc-Cơ Điện-Nội Thất: https://bit.ly/nhathauuytin

►Group Biện pháp thi công XDDD và CN: https://zalo.me/g/qvkyso862

►Group Biện pháp thi công Cầu đường - Thủy lợi: https://zalo.me/g/hyzzqm273

►Group Bản vẽ thiết kế XDDD-CN: https://zalo.me/g/luldrt443

►Group Bản vẽ thiết kế Cầu đường - Thủy lợi:https://zalo.me/g/ubdlaz229