Thuyết minh biện pháp thi công trường học
+ Tham gia nhóm Zalo chia sẻ tài liệu
+ Zalo hỗ trợ 0912.07.64.66 bạn cần tìm tài liệu gì nhắn tin zalo này
+ Xem thêm: Thư viện xây dựng VIP
Kiến trúc trường học ngày càng phát triển, ngoài các phòng ốc không chỉ phục vụ cho việc học văn hóa của học sinh, các mẫu thiết kế trường học hiện nay thường có xu hướng mở và tạo ra được nhiều sân chơi cho học trò.
Việc này giảm bớt áp lực học tập quá sức của học sinh Việt Nam hiện nay và tăng niềm đam mê học hỏi của con trẻ. Các mẫu kiến trúc trường học đáng cho các chủ đầu tư tham khảo dưới đây sẽ đem lại những trải nghiệm mới trong công cuộc giáo dục đất nước.
GÓI DỊCH VỤ COMBO GIÁ: 200.000đ (Gồm 1.85GB bản vẽ và thuyết minh biện pháp thi công) | Bạn muốn mua thư viện bản vẽ biện pháp thi công kèm thuyết minh COMBO bên mình, hãy bấm vào link phía bên phải để xem trước thư viện COMBO gồm những bản vẽ gì bạn nhé. | MUA THƯ VIỆN COMBO 1.85GB |
GÓI DỊCH VỤ BÁN LẺ BẢN VẼ BPTC | Bạn muốn mua lẻ từng bản vẽ biện pháp thi công click vào bên phải | |
(HỖ TRỢ MUA BẢN VẼ BIỆN PHÁP QUA ZALO: 0904873388) |
VNC Design mời các bạn cùng tham khảo biên pháp tổ chức thi công trường học
>> Xem thêm :Báo giá thiết kế trường học
>> Xem thêm :Mẫu dự toán trường học
>> Xem thêm :999 Mẫu thiết kế trường học đẹp
THUYẾT MINH
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG
CÔNG TRÌNH: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẢI TẠO GIAI ĐOẠN II HOÀN THIỆN TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI
CHỦ ĐẦU TƯ: UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN.
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ: BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN QUẬN THANH XUÂN.
PHẦN MỞ ĐẦU
CÁC TIÊU CHUẨN QUY PHẠM THI CÔNG
ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH
Tất cả các hạng mục công việc trên công trường Nhà Thầu liên danh chúng tôi sẽ thực hiện theo các quy trình, quy phạm hiện hành cũng như các chỉ định của Chủ Đầu Tư. Tuỳ theo từng hạng mục công việc, Nhà thầu liên danh sẽ áp dụng các tiêu chuẩn sau:
* Các tiêu chuẩn được áp dụng để kiểm tra nghiệm thu và bảo đảm chất lượng công trình:
Toàn bộ các yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu công trình phải tuân theo các quy định của Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam ( TCVN )
Một số tiêu chuẩn về thi công và nghiệm thu chính cần tuân thủ:
- Tiêu chuẩn về kiến trúc:
- Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
- TCXDVN 303 – 2004 – Công tác hoàn thiện trong xây dựng – Thi công và nghiệm thu.
- TCXDVN 336 – 2005 – Vữa dán và gạch ốp lát – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
- Tiêu chuẩn VN về vật liệu được áp dụng:
- TCVN -6260 -1997 – Xi măng POOC -LĂNG.
- TCVN -4787 -1989 – Xi măng phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử.
- TCVN -4487 -1989 – Phương pháp làm mẫu và thử xi măng.
- TCVN -971 -1989 – Bê tông nặng.
- TCVN -5440 -1991 – Bê tông -Kiểm tra và đánh giá độ bền.
- TCVN -5674 -1992 – Vữa xây dựng -Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN -4453 -1995 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối -Quy phạm thi công và nghiệm thu.
- TCVN – 5718 -1995 – Mái bê tông, kết cấu cốt thép trong xây dựng -yêu cầu kỹ thuật chông thấm mới.
- TCVN -6025 -1995 – Bê tông phân mác theo cường độ.
- TCVN -7575 -2006 – Yêu cầu Kỹ thuật về cốt liệu cho BT và vữa.
- Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về kết cấu công trình:
- Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
- TCXDVN 189 -1996 – Móng cọc tiết diện nhỏ. Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCXDVN 205 – 1998 – Móng cọc. Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCXDVN 286 – 2003 – Đóng và ép cọc.
- TCVN -356 -2005 – Về kết cấu bê tông và BT cốt thép.
- TCVN – 267 – 2002 – Lưới thép hàn dùng trong kết cấu BTCT. Tiêu chuẩn thiết kế, thi công, lắp đặt và nghiệm thu.
- TCXD -229 -1999 – Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trong gió theo TCVN -2737 -1995.
- TCXD -204 -1998 – Bảo vệ công trình xây dựng -Phòng chống mối cho công trình mới.
- TCVN -2737 -1995 – Tải trọng và tác động.
- TCVN – 5575 – 1991 – Kết cấu thép. Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN – 40 – 1987 – Kết cấu xây dựng và nền nguyên tắc cơ bản về tính toán.
- Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về công tác khảo sát đo đạc:
- TCVN – 3972 – 1985 – Công tác trắc địa trong xây dựng công trình.
- TCVN – 4419 – 1987 – Khảo sát cho xây dựng -Nguyên tắc cơ bản.
- TCVN – 4447 – 1987 – Công tác đất trong xây dựng công trình.
- Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về công tác an toàn:
- TCVN – 2287 – 1978 – Hệ thống tiêu chuẩn an toàn Lao động -các quy định cụ thể.
- TCVN – 3254 – 1989 – An toàn cháy -Yêu cầu chung.
- TCVN – 5308 – 1989 – Quy phạm kỹ thuật an toàn tronmg xây dựng.
- TCVN – 2622 – 1995 – Phòng cháy chữa cháy.
- Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về điện:
- TCVN – 4756 – 1989 – Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
- TCXD – 16 – 1986 – Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng.
- TCXD – 29 – 1991 – Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng.
- 11 – TCN – 18 – 1984 – Quy định chung về trang bị điện.
- 11 -TCN – 19 – 1984 – Quy định về hệ thống đường dẫn điện.
- 11- TCN – 20 – 1984 – Quy phạm về bảo vệ và tự động, thiết bị phân phối và trạm biến áp.
- 20 – TCN – 25 và 27 – 1991 – Đặt đương dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng -Tiêu chuẩn thiết kế.
- Tiêu chuẩn IEC -346 và 479 – Về thiết bị điện.
- Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về cấp, thoát nước:
- TCVN -A474 -1987 – Thoát nước bên trong.
- TCVN -4513 -1987 – Cấp nước bên trong.
- 20 -TCN -51 -1984 – Tiêu chuẩn thoát nước đô thị.
- 20 -TCN -33 -1995 – Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước đô thị.
- Các tài liệu về thiết bị WC và đun nước nóng của Nhật, Mỹ.
- Các tài liệu về thiết bị xử lý nước thải của Nhật, CHLB Đức.
- Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về chống sét:
- TCVN -4576 -1986 – Tiêu chuẩn nối đất an toàn điện hiện hành của
Việt Nam.
- TCN -68 -174 -1988 – Tiêu chuẩn chống sét của Tổng cục Bưu điện.
- 20 -TCN -46 -1984 – Tiêu chuẩn chống sét của Bộ Xây Dựng.
- TCVN 4756: 1989 – Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện;
- TCVN 4086: 1995 – An toàn điện trong xây dựng. Yêu cầu chung;
- NF -C17 -102 -1995 – Tiêu chuẩn chống sét an toàn Quốc gia Pháp.
- Tiêu chuẩn nối đất chống sét của Singapore.
- Căn cứ vào các tài liệu và thống số kỹ thuật và thiết bị chống sét của tập đoàn HELITA -Pháp.
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ GÓI THẦU
- GỚI THIỆU CHUNG
Công trình: Đầu tư xây dựng công trình cải tạo giai đoạn II hoàn thiện trường đạt chuẩn quốc gia trường THCS Nguyễn Trãi
Địa điểm xây dựng: Phường Khương Trung – Quận Thanh Xuân
– Hiện trạng mặt bằng: Công trình được xây dựng trên khuôn viên đất với tổng diện tích 9943.7m2 thuộc phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Có vị trí được xác định tương đối như sau :
- Phía Đông giáp mặt phố Khương Trung.
- Phía Tây giáp khu dân cư
- Phía Nam giáp trường tiểu học Nguyễn Trãi.
- Phía Bắc giáp khu dân cư.
– Hạ tầng kỹ thuật hiện có cho địa điểm:
- Cấp nước: Lấy từ ống cấp nước thành phố
- Cấp điện : Đã có nguồn điện do chi nhánh điện quận Thanh Xuân cấp.
- Thoát nước:
Toàn bộ hệ thống thoát nước (nước thải và nước mưa) thoát vào hệ thống thoát nước của khu vực.
- Đường giao thông: Tiếp giáp mặt đường hiện có.
- GỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH
- Quy mô xây dựng:
– Loại công trình và chức năng: Công trình công cộng – Trường học.
– Quy mô và các đặc điểm khác:
+ Xây mới nhà học 4 tầng với 20 phòng học. Tổng diện tích sàn khoảng 2158m2. Móng sử dụng cọc BTCT, khung BTCT đổ tại chỗ, sàn lắp panel (riêng hành lang, cầu thang bộ và sàn mái là bêtông cốt thép đổ tại chỗ). Mái lợp tôn chống nóng.
+ Xây dựng mới nhà Hiệu bộ và nhà cầu 4 tầng nối liền với nhà học. Tổng diện tích sàn khoảng 2263m2. Móng sử dụng cọc BTCT, khung cột, sàn BTCT đổ tại chỗ, mái lợp tôn chống nóng.
+ Xây dựng mới nhà bảo vệ, và các hạng mục phụ trợ sân vườn…
+ Nguồn điện lấy từ nguồn điện có sẵn tới tủ điện cấp cho tầng 1 và cấp cho tầng 2, 3, 4. Lắp đặt hệ thống chiếu sáng học đường cho 20 phòng học xây mới và đường điện tới hệ thống chiếu sáng ngoài nhà. Hệ thống đầu thu sét trực tiếp.
+ Nguồn cấp nước lấy từ ống cấp nước thành phố chảy vào bể ngầm dùng máy bơm bơm lên bể mái chảy vào các ống cung cấp tới nơi sử dụng. Nguồn thoát nước mái dùng sênô thu nước vào ống D110, D90 đưa xuống rãnh thoát nước quanh nhà, hệ thống nước thải đưa vào bể tự hoại xử lý rồi đưa vào hệ thống thoát nước thải thành phố.
- Giới thiệu về gói thầu:
- a) Phạm vi công việc của gói thầu:
+ Nhà thường trực: Qui mô 01 tầng, diện tích 16m2, LxB = 4x4m. Tường xây gạch chịu lưc, móng gạch, trần BTCT mái lợp tôn, xà gồ thép gối lên tường xây thu hồi.
Chiều cao nhà: Cốt nề đến cốt dạ trần cao 3m, đỉnh cao nhà là 4,45m. Cửa đi, cửa sổ bằng nhôm kính.
+ Nhà học hiệu bộ và nhà cầu 4 tầng:
– Công trình có chiều cao từ nền đến mái là 17,5m. Cốt 0,00 cao hơn mặt nền là 0,75m. Chiều cao tầng 1 là 4,2m, các tầng là 3,6m.
– Mái lợp tôn liên doanh chống nóng dày 0,45mm màu ghi, xà gồ thép.
– Nền nhà lát gạch ceramic 500×500 màu ghi nhạt, chân tường ốp gạch chân tường cao 100 màu sậm.
– Khu vệ sinh: Nền, sàn lát gạch ceramic 300×300 chống trơn, xung quanh mặt tường vệ sinh ốp gạch ceramic 300×600, cao 1,8m.
– Mặt ngoài nhà sơn nước màu vàng nhạt kết hợp các mảng tường ốp gạch thẻ màu đỏ tạo điểm nhấn cho mặt đứng công trình. Lam nắng, lam gió bê tông trang trí sơn nước màu trắng.
– Tường trong nhà sơn nước màu vàng nhạt, trần sơn nước trắng.
– Bậc tam cấp, cầu thang trát granito, màu ghi điểm trắng, mũi bậc mài tròn.
– Cửa đi, cửa sổ gỗ – kính, sơn xanh rêu.
– Kết cấu móng sử dụng giải pháp kết cấu móng gia cố nền bằng cọc bê tông cốt thép 25×25 đá 1×2 M300, đài móng BTCT đá 2×4 M250.
– Cột BTCT đá 1×2 M250 đổ tại chỗ có tiết diện chủ yếu là 250x500mm, cột hành lang tiết diện 250x250mm, có tác dụng chịu tải trọng đứng và tải trọng ngang.
– Hệ kết cấu dầm sàn: Kết cấu sàn nhà hiệu bộ, hành lang nhà học sử dụng BTCT đổ tại chỗ có chiều dày 100mm. Nhà học gác Panel, hệ dầm chính có các tiết diện chủ yếu là 250x600mm, dầm phụ 250x350mm.
+ Phần nước:
– Nguồn nước cấp cho công trình lấy từ hệ thống cấp nước ngoài nhà hiện trạng vào bể nước ngầm, nước từ bể nước ngầm được bơm lên bể nước mái của các khối nhà. Nước từ bể mái được cấp xuống các khu vệ sinh trong nhà.
– Hệ thống thoát nước của công trình gồm hệ thống thoát nước xí được thoát vào bể tự hoại và được xử lý sơ bộ trước khi đổ ra hệ thống thoát nước chung, hệ thống thoát nước rửa, nước sàn được thoát trực tiếp ra hệ thống thoát nước bên ngoài nhà.
– Hệ thống thoát nước mưa được thu gom và thoát trực tiếp ra hệ thống thoát nước ngoài nhà.
+ Phần cấp điện:
Toàn bộ cáp trục chính từ tủ cấp cho các tầng được luồn trong ống đi ngầm. Hệ thống chiếu sang khu văn phòng, phòng học dùng đèn huỳnh quang có chóa, chiếu sáng hành lang dùng đèn ốp trần và cầu thang dùng đèn ốp trần. Toàn bộ hệ thống cáp cấp nguồn cho đèn, ổ cắm… được đi trong ống bảo vệ đặt ngầm tường hoặc trần.
+ Hệ thống chống sét:
Hệ thống chống sét sử dụng kim thu sét d16mm cao 0.7m đặt trên mái công trình, dây dẫn sét sử dụng dây thép d10 dẫn sét xuống hệ thống tiếp địa. Hệ thống tiếp địa chống sét sử dụng cọc thép L=60x60x6 dài 2,5m, dây nối giữa các cọc là dây thép dẹt 40mmx4mm đảm bảo điện trở tiếp địa không vượt quá 10Ω.
Hệ thống tiếp địa an toàn được thiết kế độc lập với hệ thống chống sét đảm bảo điện trở tiếp địa không vượt quá 4Ω.
+ Hệ thống sân vườn, hàng rào, cổng …
- b) Thời hạn hoàn thành: Dự kiến 15 tháng
CHƯƠNG II
CÁC QUY TRÌNH, QUY PHẠM ÁP DỤNG CHO VIỆC
THI CÔNG, NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH:
- Các quy trình, quy phạm áp dụng cho việc thi công, nghiệm thu công trình:
– Quản lý chất lượng công trình được thực hiện theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 209/NĐ-CP.
– Trong quá trình thực hiện hợp đồng, ngoài việc phải tuân theo các yêu cầu nêu trong yêu cầu kỹ thuật này, NT còn phải có trách nhiệm tham khảo và tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam về:
- Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
- TCXDVN 303 – 2004 – Công tác hoàn thiện trong xây dựng – Thi công và nghiệm thu.
- TCXDVN 336 – 2005 – Vữa dán và gạch ốp lát – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
- Tiêu chuẩn VN về vật liệu được áp dụng:
- TCVN -6260 -1997 – Xi măng POOC -LĂNG.
- TCVN -4787 -1989 – Xi măng phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử.
- TCVN -4487 -1989 – Phương pháp làm mẫu và thử xi măng.
- TCVN -971 -1989 – Bê tông nặng.
- TCVN -5440 -1991 – Bê tông -Kiểm tra và đánh giá độ bền.
- TCVN -5674 -1992 – Vữa xây dựng -Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN -4453 -1995 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối -Quy phạm thi công và nghiệm thu.
- TCVN – 5718 -1995 – Mái bê tông, kết cấu cốt thép trong xây dựng -yêu cầu kỹ thuật chông thấm mới.
- TCVN -6025 -1995 – Bê tông phân mác theo cường độ.
- TCVN -7575 -2006 – Yêu cầu Kỹ thuật về cốt liệu cho BT và vữa.
- Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về kết cấu công trình:
- Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
- TCXDVN 189 -1996 – Móng cọc tiết diện nhỏ. Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCXDVN 205 – 1998 – Móng cọc. Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCXDVN 286 – 2003 – Đóng và ép cọc.
- TCVN -356 -2005 – Về kết cấu bê tông và BT cốt thép.
- TCVN – 267 – 2002 – Lưới thép hàn dùng trong kết cấu BTCT. Tiêu chuẩn thiết kế, thi công, lắp đặt và nghiệm thu.
- TCXD -229 -1999 – Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trong gió theo TCVN -2737 -1995.
- TCXD -204 -1998 – Bảo vệ công trình xây dựng -Phòng chống mối cho công trình mới.
- TCVN -2737 -1995 – Tải trọng và tác động.
- TCVN – 5575 – 1991 – Kết cấu thép. Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN – 40 – 1987 – Kết cấu xây dựng và nền nguyên tắc cơ bản về tính toán.
- Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về công tác khảo sát đo đạc:
- TCVN – 3972 – 1985 – Công tác trắc địa trong xây dựng công trình.
- TCVN – 4419 – 1987 – Khảo sát cho xây dựng -Nguyên tắc cơ bản.
- TCVN – 4447 – 1987 – Công tác đất trong xây dựng công trình.
- Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về công tác an toàn:
- TCVN – 2287 – 1978 – Hệ thống tiêu chuẩn an toàn Lao động -các quy định cụ thể.
- TCVN – 3254 – 1989 – An toàn cháy -Yêu cầu chung.
- TCVN – 5308 – 1989 – Quy phạm kỹ thuật an toàn tronmg xây dựng.
- TCVN – 2622 – 1995 – Phòng cháy chữa cháy.
- Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về điện:
- TCVN – 4756 – 1989 – Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
- TCXD – 16 – 1986 – Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng.
- TCXD – 29 – 1991 – Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng.
- 11 – TCN – 18 – 1984 – Quy định chung về trang bị điện.
- 11 -TCN – 19 – 1984 – Quy định về hệ thống đường dẫn điện.
- 11- TCN – 20 – 1984 – Quy phạm về bảo vệ và tự động, thiết bị phân phối và trạm biến áp.
- 20 – TCN – 25 và 27 – 1991 – Đặt đương dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng -Tiêu chuẩn thiết kế.
- Tiêu chuẩn IEC -346 và 479 – Về thiết bị điện.
- Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về cấp, thoát nước:
- TCVN -A474 -1987 – Thoát nước bên trong.
- TCVN -4513 -1987 – Cấp nước bên trong.
- 20 -TCN -51 -1984 – Tiêu chuẩn thoát nước đô thị.
- 20 -TCN -33 -1995 – Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước đô thị.
- Các tài liệu về thiết bị WC và đun nước nóng của Nhật, Mỹ.
- Các tài liệu về thiết bị xử lý nước thải của Nhật, CHLB Đức.
- Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về chống sét:
- TCVN -4576 -1986 – Tiêu chuẩn nối đất an toàn điện hiện hành của
Việt Nam.
- TCN -68 -174 -1988 – Tiêu chuẩn chống sét của Tổng cục Bưu điện.
- 20 -TCN -46 -1984 – Tiêu chuẩn chống sét của Bộ Xây Dựng.
- TCVN 4756: 1989 – Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện;
- TCVN 4086: 1995 – An toàn điện trong xây dựng. Yêu cầu chung;
- NF -C17 -102 -1995 – Tiêu chuẩn chống sét an toàn Quốc gia Pháp.
- Tiêu chuẩn nối đất chống sét của Singapore.
- Căn cứ vào các tài liệu và thống số kỹ thuật và thiết bị chống sét của tập đoàn HELITA -Pháp.
CHƯƠNG III
CÁC YÊU CẦU VỀ TỔ CHỨC KỸ THUẬT THI CÔNG, GIÁM SÁT
– Nhà thầu liên danh chúng tôi thực hiện đầy đủ, chính xác và đúng trình tự các yêu cầu kỹ thuật đã được chỉ ra trong trong các bản vẽ thi công và các tiêu chuẩn quy phạm thi công và nghiệm thu hiện hành của Nhà nước Việt Nam.
– Các yêu cầu về vật tư, về kỹ thuật không thể hiện trong hồ sơ thiết kế được phê duyệt thì thực hiện theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
– Tùy thuộc vào công việc cụ thể, Nhà thầu liên danh tham chiếu đến các yêu cầu kỹ thuật tương ứng để đánh giá và thực hiện đầy đủ, đúng đắn các yêu cầu đó.
- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ MẶT BẰNG:
- Tiếp nhận mặt bằng công trình:
– Sau khi nhận được thông báo trúng thầu, Nhà thầu liên danh chúng tôi cử cán bộ kỹ thuật trắc đạc đến mặt bằng công trình để tiếp nhận mặt bằng công trình và mốc thực địa, các trục định vị và phạm vi công trình, có biên bản ký nhận theo qui định. Các mốc được đánh dấu, bảo quản bằng bê tông và sơn.
– Nhà thầu liên danh chúng tôi có trách nhiệm liên hệ với chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan để xin phép sử dụng các phương tiện công cộng ở địa phương cũng như phối hợp công tác giữ gìn an ninh trật tự trong khu vực thi công.
- Biển báo thi công:
Công trình được vây quanh bằng hàng rào và bạt chắn bụi và không để vật liệu rơi ra khỏi phạm vi công trường, NT bố trí bảo vệ 24/24 giờ. Phía cổng ra vào có lắp đặt bảng hiệu công trình có ghi thông tin về dự án. Kích thước và nội dung của biển báo phải được BMT và giám sát thi công đồng ý.
- Các công trình tạm:
Các công trình tạm bố trí ở mặt bằng thi công như: Nhà bảo vệ; Ban chỉ huy điều hành và phục vụ y tế; Nhà vệ sinh hiện trường được thu dọn hàng ngày đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh; Kho chứa xi măng; kho chứa vật tư, thiết bị; Trạm trộn bê tông, bể nước thi công; Bãi chứa vật liệu được bố trí phù hợp với thời điểm thi công và điều kiện mặt bằng; Khu lán trại nhà ở công nhân; Hệ thống điện nước phục vụ thi công.
- Cấp điện thi công:
Nhà thầu liên danh sẽ tự liên hệ với Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để mua điện phục vụ thi công. Trong trường hợp nguồn điện không cấp được điện cho công trường, NT phải dùng máy phát điện để đảm bảo thi công liên tục. Tại khu vực thi công có bố trí các hộp cầu giao có nắp che chắn bảo vệ và hệ thống đường dây treo trên cột dẫn tới các điểm dùng điện, có tiếp đất an toàn theo đúng tiêu chuẩn an toàn về điện hiện hành.
- Cấp nước thi công:
Nhà thầu liên danh, liên hệ với Chính quyền địa phương và cơ quan chức năng để đảm bảo có nước đủ tiêu chuẩn phục vụ thi công và sinh hoạt ở lán trại, văn phòng. Cần xây dựng một số bể chứa nhỏ phục vụ thi công. Nước phục vụ thi công đảm bảo thỏa mãn TCVN 4560-87.
- Thoát nước:
Trên mặt bằng thi công, Nhà thầu sẽ bố trí hệ thống thoát nước tạm bằng mương và ống thích hợp.
- Đường thi công:
Nhà thầu liên danh tổ chức làm đường tạm để phục vụ quá trình thi công (Nếu cần thiết).
- Thông tin liên lạc:
Nhà thầu liên danh trang bị hệ đặt hệ thống thông tin liên lạc, máy điện thoại tạm thời tại khu công trường để đảm bảo liên lạc với các bên liên quan liên tục 24/24 giờ.
- Hệ thống cứu hỏa:
Để đề phòng và xử lý cháy nổ, trên công trường nhà thầu bố trí đặt một số bình cứu hỏa tại các điểm cần thiết dễ xảy ra tai nạn. Hàng ngày có cán bộ kiểm tra thường xuyên việc phòng cháy. Đảm bảo theo tiêu chuẩn phòng chống cháy nổ hiện hành.
- Tổ chức thi công của nhà thầu liên danh:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CHỈ HUY CÔNG TRƯỜNG.
– Biện pháp tổ chức quản lý nhân lực, vật tư, thiết bị tại công trường và bố trí lao động, bậc thợ cho các công việc thực hiện tại công trường phù hợp với tiến độ.
– Biện pháp tổ chức quản lý chất lượng thi công.
– Biện pháp tổ chức quản lý và vệ sinh môi trường và các điều kiện an toàn lao động và an toàn về cháy nổ, chống ngập úng.
– Nhà thầu liên danh chúng tôi có trách nhiệm hợp đồng với các cơ quan quản lý các công trình ngầm, nổi, các công ty quản lý hè đường, chính quyền địa phương cử cán bộ theo dõi giám sát và nghiệm thu bàn giao khi hoàn thành thi công các hạng mục đi qua hoặc liên quan đến các công trình ngầm, nổi đó.
- CÔNG TÁC PHÁ DỠ PHẦN CHÌM CỦA CÔNG TRÌNH :
Nhà thầu liên danh bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công nhân phá dỡ, bảo đảm không gây ảnh hưởng tới các công trình lân cận.
III. CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA:
- Mục đích yêu cầu:
– Trong thi công nhà cao tầng, công tác trắc địa có một vai trò kết sức quan trọng. Nó giúp việc thi công thực hiện được chính xác về mặt kích thước công trình, đảm bảo độ thẳng đứng, nằm ngang của kết cấu. Xác định đúng vị trí của cấu kiện và hệ thống kỹ thuật, đường ống …, loại trừ đến mức tối thiểu sai số trong công tác thi công.
– Trong quá trình thi công, công trình xây dựng và các công trình xây dựng hiện hữu lân cận có thể bị nghiêng lệch hay biến dạng nên cần có trắc đạc thường xuyên, kịp thời phát hiện để có biện pháp xử lý, hiệu chỉnh nhanh chóng.
- Nội dung công tác quan trắc:
NT phải thực hiện công tác trắc địa cho bản thân công trình với nội dung sau:
– Thành lập lưới khống chế thi công, chi tiết là lưới ô vuông theo bước cột công trình.
– Bố trí công trình.
– Kiểm tra độ chính xác công trình.
– Quan trắc biến dạng công trình.
– Lập bản thiết kế thi công công tác trắc địa với nội dung sau:
+ Các phương án lập lưới.
+ Chọn phương án xử lý các vấn đề phức tạp như đo lún, đo biến dạng, đo kiểm tra.
+ Các quy định về độ chính xác đo lưới , phương pháp bình sai lưới, cá loại mốc và dấu mốc.
+ Tổ chức thực hiện đo đạc.
+ Phải sử dụng máy, dụng cụ đo có hiệu suất và độ chính xác cao. Các máy và dụng cụ phải kiểm tra, kiểm nghiệm điều chỉnh trước khi sử dụng. Để áp dụng phương pháp chiếu đứng chuyển toạ độ các điểm lên tầng phải có khoảng trống ở sàn kích thước nhỏ nhất là 15x15cm và phải dùng dụng cụ chiếu đứng quang học.
+ Các báo cáo số liệu quan trắc phải lập thành 03 bộ, mỗi bộ báo cáo phải bao gồm các tài liệu và nội dung sau:
Thời gian quan trắc.
Tên người quan trắc và ghi số liệu .
Lý lịch thiết bị đo.
Mặt bằng vị trí các mốc quan trắc.
Các số liệu đo tại các mốc.
Các ghi chú (Nếu có) của nhân viên đo đạc.
Chữ ký của người quan trắc.
– Khi xây dựng xong công trình phải đo vẽ hoàn công để xác định vị trí thực của công trình. Bản vẽ hoàn công phải là một trong những Hồ sơ lưu trữ của công trình nó phản ánh toàn bộ thành quả xây lắp công trình. Kèm theo bản vẽ này phải có thuyết minh và kết quả nghiệm thu.
- Những yêu cầu kỹ thuật trong quá trình quan trắc:
– Công tác trắc địa phải tuân thủ theo TCVN 3972 -85 và chỉ dẫn trong Hồ sơ thiết kế.
– Lưới khống chế thi công chi tiết phải căn cứ vào bản vẽ tổng mặt bằng do Đơn vị thiết kế cung cấp, kết hợp với công tác khảo sát ngoài thực địa. Đồng thời phải được nối với lưới khống chế thi công chính của quy hoạch và các mốc trắc địa Nhà nước.
– Công tác thiết kế lưới trắc địa bắt đầu từ việc chọn mốc dự tính độ chính xác, thuyết minh hướng dẫn đo đạc, xác định trình tự và thời hạn đo tương ứng với tiến độ xây lắp.
– Khi thành lập lưới khống chế thi công phải đáp ứng 2 yêu cầu sau:
+ Phù hợp với sự phân bố các phần, các bộ phận công trình trên phạm vi xây dựng.
+ Thuận tiện cho việc bố trí công trình, bảo đảm độ chính xác tốt nhất và bảo vệ được lâu dài.
– Trước khi bố trí công trình phải kiểm tra lại các mốc của lưới khống chế thi công chi tiết.
– Các bản vẽ phải có khi bố trí công trình:
+ Bản vẽ tổng mặt bằng công trình.
+ Bản vẽ bố trí các trục công trình (có ghi kích thước của công trình, toạ độ, giao điểm các trục, độ cao mặt nền, tên mốc khống chế và toạ độ, độ cao).
+ Bản vẽ bàn giao định vị cổ cột, móng đà kiềng có ghi các trục móng, trục cột.
+ Bản vẽ mặt cắt công trình.
+ Thuyết minh phương án bố trí công trình.
– Kiểm tra độ chính xác xây lắp công trình gồm 2 nội dung:
+ Kiểm tra bằng máy vị trí và độ cao thực của từng phần, từng bộ phận công trình và hệ thống đường ống kỹ thuật trong quá trình xây lắp. trong biên bản kiểm tra phải có chữ ký của đại diện tổ chức xây lắp và người đo vẽ.
+ Đo vẽ hoàn công vị trí thực và độ cao thực của từng phần, từng bộ phận công trình và hệ thống đường ống kỹ thuật sau khi xây lắp xong. Bản vẽ tổng mặt bằng hoàn công phải giao cho CĐT trong đó có chữ ký của người phụ trách NT xây lắp và của người đo vẽ.
– Quan trắc biến dạng công trình:
+ Trên bản vẽ phân bố các điểm đo phải đánh số thứ tự vị trí các điểm và giao lại cho bộ phận trực tiếp thi công trước khi khởi công công trình .
+ Việc quan trắc biến dạng công trình phải được dựa trên hệ thống mốc cơ sở đo lún được thiếp lập gán các đối tượng đo, cách xa các thiết bị gây chấn động mạnh và cho phép các dùng phương pháp độ cao hình học.
+ Công tác quan trắc biến dạng dùng phương pháp gắn gương vào cột của 4 góc công trình theo từng tầng và dùng máy trắc địa đo toa độ và độ cao của các điểm đó theo lưới khống chế thi công chính.
+ Các phương pháp đo và cách bố trí các cơ sở (mốc gốc), mốc kiểm tra khi quan trắc biến dạng công trình phải đảm bảo độ chính xác cần thiết.
- CÔNG TÁC ĐẤT:
- Ngoài các quy định khác nếu ra dưới đây, công tác đất phải tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 4447- 1987.
- Đào đất:
– NT phải chuẩn bị các thiết bị thi công phù hợp để tiến hành công việc đào đất đối với tất cả các loại đất, kể cả đất tảng, nền đất cứng, nền đất có lớp móng nhà cũ bằng bê tông cốt thép hoặc các bể ngầm xây gạch … để chuẩn bị cho công việc làm móng tầng hầm theo đúng yêu cầu kỹ thuật của HSMT.
– Công việc đào đất phải được thực hiện theo yêu cầu về chiều dài, độ sâu, độ nghiêng và độ cong cần thiết theo bản vẽ thiết kế.
- Kiểm tra đào đất:
– Việc đào đất phải được kiểm tra và có sự chấp thuận của Tư vấn giám sát trước khi đổ bê tông.
– NT phải báo cho Tư vấn giám sát đúng thời điểm để họ kiểm tra công việc đào đất.
- Đào đất phát sinh:
Khi có ý kiến của CĐT và kiến trúc sư -chủ nhiệm đồ án, vì bất cứ lý do gì cần thiết phải mở rộng hoặc đào móng sâu hơn thì phần đào đất đào thêm sẽ được thanh toán theo giá quy định phù hợp với điêù kiện của Hợp đồng.
- Kiểm tra trước khi san lấp:
Trước khi san lấp hố móng và các hạng mục khuất khác, NT phải được sự đồng ý của tư vấn giám sát bằng văn bản mới được triển khai.
- CÔNG TÁC ÉP CỌC:
Ngoài các quy định khác, Nhà thầu thi công tuân thủ theo tiêu chuẩn TCXDVN 286:2003
Để có số liệu đầy đủ cho thi công móng cọc, Nhà thâu liên danh chúng tôi tiến hành đóng, ép cọc thử và tiến hành thí nghiệm cọc bằng tải trọng động hoặc tải trọng tĩnh theo đề cương của Tư vấn hoặc Thiết kế đề ra.
– Trắc đạc định vị các trục móng cần được tiến hành từ các mốc chuẩn theo đúng quy định hiện hành. Mốc định vị trục thường làm bằng các cọc đóng, nằm cách trục ngoài cùng của móng không ít hơn 10 m. Trong biên bản bàn giao mốc định vị phải có sơ đồ bố trí mốc cùng toạ độ của chúng cũng như cao độ của các mốc chuẩn dẫn từ lưới cao trình thành phố hoặc quốc gia. Việc định vị từng cọc trong quá trình thi công phải do các trắc đạc viên có kinh nghiệm tiến hành dưới sự giám sát của kỹ thuật thi công cọc phía Nhà thầu và trong các công trình quan trọng phải được Tư vấn giám sát kiểm tra. Độ chuẩn của lưới trục định vị phải thường xuyên được kiểm tra, đặc biệt khi có một mốc bị chuyển dịch thì cần được kiểm tra ngay. Độ sai lệch của các trục so với thiết kế không được vượt quá 1cm trên 100 m chiều dài tuyến.
– Không dùng các đoạn cọc có độ sai lệch về kích thước vượt quá quy định dưới đây, và các đoạn cọc có vết nứt rộng hơn 0.2 mm. Độ sâu vết nứt ở góc không quá 10 mm, tổng diện tích do lẹm, sứt góc và rỗ tổ ong không quá 5% tổng diện
TT | Kích thước cấu tạo | Độ sai lệch cho phép |
1 | 2 | 3 |
1 | Chiều dài đoạn cọc, m ≤ 10 | ± 30 mm |
2 | Kích thước cạnh (đường kính ngoài) tiết diện của cọc đặc (hoặc rỗng giữa) | + 5 mm |
3 | Chiều dài mũi cọc | ± 30 mm |
4 | Độ cong của cọc (lồi hoặc lõm) | 10 mm |
5 | Độ võng của đoạn cọc | 1/100 chiều dài đốt cọc |
6 | Độ lệch mũi cọc khỏi tâm | 10 mm |
7 | Góc nghiêng của mặt đầu cọc với mặt phẳng thẳng góc trục cọc:
– cọc tiết diện đa giác – cọc tròn |
nghiêng 1% nghiêng 0.5% |
8 | Khoảng cách từ tâm móc treo đến đầu đoạn cọc | ± 50 mm |
9 | Độ lệch của móc treo so với trục cọc | 20 mm |
10 | Chiều dày của lớp bê tông bảo vệ | ± 5 mm |
11 | Bước cốt thép xoắn hoặc cốt thép đai | ± 10 mm |
12 | Khoảng cách giữa các thanh cốt thép chủ | ± 10 mm |
13 | Đường kính cọc rỗng | ± 5 mm |
14 | Chiều dày thành lỗ | ± 5 mm |
15 | Kích thước lỗ rỗng so với tim cọc | ± 5 mm |
– Cọc phải được hạ bằng phương pháp ép tĩnh.
– Nhà thầu kỹ thuật viên thường xuyên theo dõi công tác hạ cọc, ghi chép nhật ký hạ cọc. Trong trường hợp có các sự cố hoặc cọc bị hư hỏng Nhà thầu sẽ báo Thiết kế để có biện pháp xử lý thích hợp; các sự cố cần được giải quyết ngay khi đang đóng đại trà.
– Khi đóng cọc đến độ sâu thiết kế mà chưa đạt độ chối quy định thì Nhà thầu phải kiểm tra lại quy trình đóng cọc của mình, có thể cọc đã bị xiên hoặc bị gãy, cần tiến hành đóng bù sau khi cọc được “nghỉ” và các thí nghiệm kiểm tra độ nguyên vẹn của cọc ( thí nghiệm PIT) và thí nghiệm phân tích sóng ứng suất (PDA) để xác định nguyên nhân, báo Thiết kế có biện pháp xử lý.
– Khi đóng cọc đạt độ chối quy định mà cọc chưa đạt độ sâu thiết kế thì có thể cọc đã gặp chướng ngại, điều kiện địa chất công trình thay đổi, đất nền bị đẩy trồi…, Nhà thầu cần xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục.
– Độ lệch so với vị trí thiết kế của trục cọc trên mặt bằng không được vượt quá trị số nêu trong bảng sau hoặc ghi trong thiết kế:
Loại cọc và cách bố trí chúng | Độ lệch trục cọc cho phép trên mặt
bằng |
1. Cọc có cạnh hoặc đường kính đến 0.5m a) khi bố trí cọc một hàng
b) khi bố trí hình băng hoặc nhóm 2 và 3 hàng – cọc biên – cọc giữa c) khi bố trí qúa 3 hàng trên hình băng hoặc bãi cọc – cọc biên -cọc giữa d) cọc đơn e) cọc chống 2. Các cọc tròn rỗng đường kính từ 0.5 đến 0.8m a) cọc biên b) cọc giữa c) cọc đơn dưới cột 3. Cọc hạ qua ống khoan dẫn( khi xây dựng cầu) |
0.2d
0.2d 0.3d
0.2d 0.4d 5 cm 3 cm
10 cm 15 cm 8 cm Độ lệch trục tại mức trên cùng của ống dẫn đã được lắp chắc chắn không vượt quá 0.025 D ở bến nước (ở đây D- độ sâu của nước tại nơi lắp ống dẫn) và ±25 mm ở vũng không nước |
- CÔNG TÁC VÁN KHUÔN, DÀN GIÁO, SÀN VÀ CẦU CÔNG TÁC:
- Kết cấu và gia công ván khuôn:
- Nhà thầu liên danh chúng tôi sử dụng toàn bộ hệ thống cột chống, đà giáo, ván khuôn định hình bằng thép hình đảm bảo các yêu cầu sau:
– Khi chịu lực phải đảm bảo ổn định, độ vững chắc và mức độ biến dạng phải trong phạm vi cho phép.
– Bảo đảm đúng hình dạng, kích thước theo bản vẽ thiết kế.
– Mặt tiếp xúc giữa các cạnh ván khuôn và nền khối bê tông trước cũng như khe hở giữa các tấm ván khuôn phải thật kín, tránh hiện tượng mất nước khi đổ bê tông.
- Khi dựng lắp ván khuôn ở các bộ phận kết cấu vừa nhỏ, hẹp mà lại cao như cột phải chừa ô cửa sổ để đổ đầm bê tông. Cửa sổ hay mặt ghép dầm cố gắng bố trí ở phía mặt kết cấu công trình sau này không bị lộ ra ngoài.
- Khi đã dựng lắp ván khuôn giằng chống xong, cán bộ kỹ thuật của NT phải kiểm tra và nghiệm thu theo các điểm sau:
– Độ chính xác của ván khuôn so với thiết kế.
– Độ chính xác của các bộ phận đặt sẵn.
– Độ kín, khít giữa các tấm ván khuôn và giữa ván khuôn với mặt nền hoặc với mặt khối bê tông đổ trước.
– Sự vững chắc của ván khuôn và giằng chống, chú ý các chỗ nối, chỗ tựa.
- Kiểm tra độ chính xác của ván khuôn ở những bộ phận chủ yếu phải tiến hành bằng những dụng cụ khác như: dây, thước đo chiều dài, nivo… Cán bộ kiểm tra phải có phương tiện cần thiết để kết luận được độ chính xác của ván khuôn theo hình dáng, kích thước và vị trí.
- Sai lệch cho phép về kích thước vị trí của ván khuôn và giằng chống đã dựng xong không được vượt quá trị số qui định dưới đây:
TT | Tên sai lệch | Trị số cho phép |
1 | Độ gồ ghề cục bộ của ván khuôn để đổ bê tông dùng thước thẳng 2m ép sát vào ván để kiểm tra được phép lồi lõm.
– Phần mặt bê tông lộ ra ngoài. – Phần mặt bê tông không lộ ra ngoài thì không cần nhẵn |
±5 |
2 | Chiều cao của dầm không được nhỏ hơn so với kích thước thiết kế, có thể lớn hơn so kích thước thiết kế trong phạm vi. | +5 |
- Trong quá trình đổ bê tông phải thường xuyên kiểm tra hình dạng, kích thước và vị trí của ván khuôn, nếu bị biến dạng do chuyển dịch phải có biện pháp xử lí kịp thời.
- Sàn và cầu công tác:
– Sàn và cầu công tác phải chắc chắn, bằng phẳng, sử dụng các tấm thép định hình. Khi vận chuyển hỗn hợp bê tông, cần phải đảm bảo ít rung động.
– Sàn và cầu công tác nhất thiết không được nối liền hoặc giằng móc vào ván khuôn, vào cốt thép, để tránh làm vị trí ván khuôn và cốt thép bị xê dịch, tránh làm cho bê tông bị chấn động trong thời gian ninh kết.
- Tháo dỡ ván khuôn:
- Tháo dỡ ván khuôn chỉ được tiến hành sau khi bê tông đạt được cường độ cần thiết tương ứng với các chỉ dẫn dưới đây:
– Đối với ván khuôn thành thẳng đứng không chịu lực do trọng lượng của kết cấu như ở tường dày, trụ lớn … chỉ được phép tháo dỡ khi bê tông đạt được cường độ đạt 25daN/cm2 đảm bảo giữ được bề mặt và các góc cạnh không bị sứt mẻ hoặc sạt lở.
– Đối với ván khuôn chịu tải trọng (trọng lượng cốt thép và trọng lượng hỗn hợp bê tông mới đổ) thì thời gian tháo dỡ ván khuôn phải dựa vào kết quả thí nghiệm cường độ bê tông. Trong trường hợp không có kết cấu thí nghiệm thì có thể tham khảo thời gian tối thiểu qui định dưới đây:
Tên gọi kết cấu công trình | Cường độ bê tông tối thiểu cần đạt để tháo ván khuôn, %R28 | Thời gian bê tông đạt cường độ ván khuôn ở các mùa và vùng khí hậu – bảo dưỡng bê tông theo TCVN 391-2007, ra ngày25/04/2007 |
Bản, dầm, vòm có khẩu độ từ 2m trở xuống | 50% | 7 ngày |
Bản, dầm vòm có khẩu độ từ 2m-8m | 70% | 10 ngày |
- Đối với loại ván khuôn chịu tải trọng, phải tháo ván khuôn thành thẳng đứng trước để xem xét chất lượng bê tông, nếu chất lượng bê tông quá xấu, nứt rỗ nhiều, không thể có biện pháp xử lý để sử dụng được thì phải phá bỏ.
- Những kết cấu sau khi tháo dỡ ván khuôn phải đợi đến khi bê tông đạt cường độ thiết kế mới cho phép chịu toàn bộ tải trọng thiết kế.
VII. GIA CÔNG, LẮP DỰNG CỐT THÉP:
– Bề mặt sạch, không có bùn đất, dầu mỡ, sơn bám dính vào, không có vảy sắt, không gỉ (loại gỉ phấn vàng được phép dùng nếu thiết kế không có yêu cầu gì đặc biệt), không được sứt sẹo, cong queo, biến dạng.
– Cốt thép bị bẹp, bị giảm diện tích mặt cắt do cạo gỉ, làm sạch bề mặt hoặc do nguyên nhân khác gây nên không được quá giới hạn cho phép là 2% đường kính.
– Trước khi gia công cốt thép phải được nắn thẳng, sau khi gia công cốt thép không được sai lệch kích thước quá mức cho phép trong bảng 4 điều 4.22 – TCVN 4453 -1995.
– Không được quét nước xi măng lên cốt thép để phòng gỉ trước khi đổ bê tông. Những đoạn cốt thép chờ để thừa ra ngoài khối bê tông đổ lần trước phải được làm sạch bề mặt, cạo hết vữa xi măng bám dính trước khi đổ bê tông lần sau.
– Cốt thép phải được bảo quản riêng theo từng nhóm và phải có biện pháp chống ăn mòn, chống gỉ, chống bẩn.
- Gia công cốt thép:
- Uốn cốt thép:
– Tuyệt đối không dùng nhiệt để uốn cốt thép; Phải uốn cốt thép bằng tay hoặc bằng máy.
– Chỗ bắt đầu uốn cong phải hình thành một đoạn cong, phẳng, đều; bán kính cong phải bằng 15 lần đường kính của nó, góc độ và vị trí uốn cong phải phù hợp với qui định của thiết kế.
– Móc cong của 2 đầu cốt thép phải hướng vào phía trong của kết cấu: Khi đường kính của cốt thép đai từ 6-9mm thì đoạn thẳng ở đầu móc uốn của cốt thép đai không bé hơn 40mm và từ 10-12mm thì không bé hơn 60mm.
– Cốt thép phải uốn nguội, tuyệt đối không được uốn nóng. Đối với cốt thép có gờ hoặc các lưới hay khung cốt thép hàn điện thì không cần làm móc uốn.
– Cốt thép sau khi uốn cong cần được kiểm tra kỹ sai số cho phép không được quá các trị số qui định trong bảng sau:
STT | Các loại sai số | Trị số sai số lệch cho phép |
1 | Sai lệch về kích thước theo chiều dài của cốt thép chịu lực trong kết cấu | |
a. Mỗi mét dài | ±5mm | |
b. Toàn bộ chiều dài | ± 20mm | |
2 | Sai lệch về vị trí điểm uốn | ± 20mm |
3 | Sai lệch về chiều dài cốt thép trong kết cấu bê tông khối lớn | |
a. Khi chiều dài nhỏ hơn 10m | +d | |
b. Khi chiều dài lớn hơn 10m | +(d+0.2a) | |
4 | Sai lệch về góc uốn của cốt thép | 30 |
5 | Sai lệch về kích thước móc uốn | +a |
Chú thích:
d: Đường kính cốt thép
a: Chiều dày của lớp bảo vệ.
- Nối cốt thép:
– Nối cốt thép đối với công trình dùng hai phương pháp chủ yếu sau đây: mối nối hàn và mối nối buộc. Tùy theo nhóm và đường kính cốt thép mà sử dụng kiểu hàn cho thích hợp.
– Phương pháp nối hàn:
+ Hàn cốt thép phải do người thợ hàn có chứng nhận cấp bậc nghề nghiệp, có kinh nghiệm. Khi cần thiết phải được kiểm tra bằng thực nghiệm mới cho phép tiến hành.
+ Vị trí các mối hàn phải thuân theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật.
+ Chiều dài liên kết hàn, hai mặt chiều dài của đường hàn 10d.
+ Chỗ nào cốt thép bố trí rất dày, khoảng cách nhỏ hơn 1,5 lần đường kính thì không được dùng phương pháp hàn đắp chồng cốt thép lên nhau để đảm bảo bất cứ chỗ nào cũng đủ khe hở cho bê tông chèn vào.
+ Kiểm tra hình dạng mặt ngoài mối hàn bằng mắt thường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Mặt nhẵn, hoặc có vảy nhỏ và đều, không phồng bọt, không đóng cục, không cháy, không đứt quãng, không bị thon hẹp cục bộ và phải chuyển tiếp đến cốt thép được hàn (kim loại gốc).
Theo suốt dọc chiều dài mối hàn, kim loại phải đông đặc, không có khe nứt, ở mặt nối tiếp không có miệng, kẽ nứt.
Đường tim của 2 cốt thép nối phải trùng nhau, không lệch, song song với nhau.
Cốt thép hàn xong phải đảm bảo chiều dài và chiều cao đường hàn theo đúng thiết kế, lấy búa gõ phải có tiếng kêu ròn.
– Phương pháp nối buộc:
+ Phương pháp nối hàn không được sử dụng tại các vị trí có nội lực lớn, chỗ uốn cong. Trong mặt cắt ngang của tiết diện kết cấu không được nối quá 25% diện tích tổng cộng của các thanh chịu kéo đối với thép thuộc nhóm A-II.
+ Nối cốt thép bằng phương pháp nối buộc phải phù hợp với các qui định dưới đây:
Chiều dài nối buộc không được nhỏ hơn các chỉ số qui định ở bảng dưới đây:
TT | Loại cốt thép | Chiều dài nối buộc | |||
Trong khu vực
chịu kéo |
Trong khu vực
chịu nén |
||||
Dầm hoặc tường | Kết cấu khác | Đầu cốt thép có móc câu | Đầu cốt thép không có móc câu | ||
1 | Cốt thép trơn cán nóng | 40d | 30d | 20d | 30d |
2 | Cốt thép có gờ cán nóng | 40d | 30d | – | 20d |
Chú thích:
d: – Là đường kính thực tế đối với cốt thép trơn
– Là dường kính tính toán đối với cốt thép có gờ
– Là dường kính trước khi xử lý nguội đối với thép xử lí nguội.
Cốt thép nằm trong khu vực chịu kéo trước khi nối buộc phải uốn đầu thành móc câu, cốt thép có gờ không cần uốn móc.
Dây thép buộc phải dùng loại dây thép có số liệu 18-22 hoặc đường kính khoảng 1mm. Mối nối buộc ít nhất là ở 3 chỗ (giữa và hai đầu).
Nếu nối buộc các lưới cốt thép hàn thì trên chiều dài gối lên nhau của một đoạn lưới cốt thép bị nối nằm ở vùng chịu kéo phải đặt ít nhất là thanh cốt ngang và hàn chúng với tất cả các thanh dọc của lưới. Khi đó chiều dài đoạn chồng lên của các khung và lưới hàn nên lấy theo bảng trên không nhỏ hơn 250mm đối với thanh chịu kéo và không nhỏ hơn 200mm với các thanh chịu nén.
– Việc vận chuyển cốt thép đến vị trí lắp dựng phải đảm bảo khung, lồng thép không hư hỏng và biến dạng. (Không uốn đôi cây thép trong quá trình vận chuyển; trong trường hợp bắt buộc phải uốn đôi thì phải cắt bỏ phần bị uốn để dùng vào việc khai thác; tuyệt đối không được dùng để làm cốt thép chịu lực). Nếu trong quá trình vận chuyển làm cho cốt thép bị biến dạng thì trước khi lắp dựng cần phải sửa chữa lại.
– Vị trí khoảng cách, độ dày lớp bảo vệ và kích thước của các bộ phận cốt thép phải thực hiện theo sơ đồ đã vạch sẵn phù hợp với qui định của bản thiết kế. Cốt thép đã được lắp dựng cần phải đảm bảo không được biến dạng và xê dịch vị trí trong quá trình thi công. Những chi tiết cố định đặt trước vào bê tông như bulông, cầu thang v.v… phải đặt đúng vị trí thiết kế qui định, Nếu không chôn sẵn thì phải đặt ống để chừa lỗ, tuyệt đối không được làm gãy cốt chịu lực khi đổ bê tông.
– Để đảm bảo khoảng cách giữa cốt thép và ván khuôn phải dùng những miếng vữa xi măng cát có chiều dày bằng lớp bảo hộ, kê vào giữa ván khuôn và cốt thép. Không được dùng đầu mẩu cốt thép và và mẩu đá để kê. Giữa 2 lớp cốt thép phải dặt các trụ đỡ bằng bê tông đúc sẵn hoặc cốt thép đuôi cá để giữ khoảng cách của chúng theo qui định của thiết kế. Trụ bê tông đúc sẵn phải có cường độ bằng cường độ bê tông trong bộ phận công trình đó, mặt xung quanh phải đánh sờn và hạn chế đặt ở bộ phận công trình chịu áp lực nước. Trụ cốt thép đuôi cá do cơ quan thi công qui định với điều kiện tiết kiệm cốt thép.
– Khi đặt xong cốt thép ở các tấm đan mỏng cần phải làm cầu kê ván làm đường để tránh người đi lại trên cốt thép làm sai lệch vị trí và biến hình. Cốt thép còn thừa ra ngoài phạm vi đổ bê tông phải dùng thanh ngang cố định lại, để tránh rung động làm lệch vị trí cốt thép. Cấm không được bẻ cong với bất kỳ góc độ nào làm phá hoại tính năng của cốt thép và làm rạn nứt phần bê tông ở chân cột thép.
– Các sai số cho phép khi lắp dựng cốt thép không được quá những trị số qui định ở bảng dưới đây: ( Theo TCVN 4453-1995 – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông toàn khối )
TT | Các loại sai số | Trị số sai số lệch cho phép (mm) |
1 | Sai số về khoảng cách giữa các thanh chịu lực riêng biệt: | |
a. Đối với các kết cấu khối lớn | ±30 | |
b. Đối với cột, dầm và vòm | ±10 | |
c. Đối với bản, tường và móng dưới kết cấu Khung | ±20 | |
2 | Sai số về khoảng cách giữa các hàng cốt thép khi bố trí nhiều hàng theo chiều cao | |
a. Trong các kết cấu có chiều dày lớn hơn 1m trong các móng đặt dưới các kết cấu và thiết bị kỹ thuật. | ±20 | |
b. Trong các dầm, khung và bản có chiều dày lớn hơn 100mm | ±5 | |
c. Trong các bản có chiều dày đến 100mm và lớp bảo vệ là 10mm | ±3 | |
3 | Sai số các khoảng cách giữa các đai của khung và giàn cốt thép | |
4 | Sai số cục bộ về chiều dày của lớp bảo vệ: | |
a. Trong các kết cấu khối lớn (chiều dày hơn 1m) | ±20 | |
b. ở móng nằm dưới các kết cấu và các thiết bị kỹ thuật | ±10 | |
c. ở cột, dầm và vòm | ±5 | |
d. ở tường và bản có chiều dày đến 100mm | ±3 | |
5 | Sai số về các khoảng cách giữa các thanh phân bổ trong một hàng | |
a. Đối với các tường | ±25 | |
b. Đối với những kết cấu khối lớn | ±40 | |
6 | Sai số về vị trí cốt thép đai so với chiều đứng hoặc chiều ngang (không kể các trường hợp khi các đai đặt nghiêng theo qui định) | ±10 |
7 | Sai số về vị trí tim của các thanh đặt ở những đầu khung hàn nối, khi đường kính của thanh: | |
a. Bằng 40mm và lớn hơn.
b. Dưới 40mm |
±10
±5 |
|
Sai số về vị trí mối hàn của các thanh theo chiều dài của bộ phận. | ||
a. ở các khung và các kết cấu tường móng.
b. ở các kết cấu khối lớn |
±25
±50 |
|
Sai số của vị trí các bộ phận cốt thép của các kết cấu khối lớn (khung, khối, dàn) so với thiết kế. | ||
a. Trên bình đồ
b. Trên chiều cao |
± 50
± 30 |
- Nghiệm thu cốt thép:
– Khi nhận vật liệu phải tiến hành nghiệm thu để loại các thanh thép không bảo đảm quy cách và chất lượng. Khi đặt xong cốt thép và ván khuôn và trước khi đổ bê tông phải tiến hành nghiệm thu bàn giao cốt thép, chỉ khi nào toàn bộ cốt thép phù hợp với các điều kiện vệ sinh sạch sẽ, kích thước các điểm uốn, chất lượng các mối nối, vị trí lắp dựng và chiều dày lớp bảo vệ theo đúng thiết kế thì mới được đổ bê tông.
– Công việc nghiệm thu cốt thép phải lập thành biên bản trong đó có ghi số các bản vẽ thi công, các sai số so với thiết kế, đánh giá chất lượng công tác cốt thép và kết luận khả năng đổ bê tông kèm theo biên bản nghiệm thu cốt thép và cần có các tài liệu sau đây:
+ Các bản lý lịch kim loại chính và que hàn của các nhà sản xuất hoặc các bản phân tích của phòng thí nghiệm.
+ Các biên bản nghiệm thu cốt thép gia công ở xưởng với các kết quả thí nghiệm mối hàn, thí nghiệm cơ học của cốt thép chịu lực quy định trong thiết kế.
+ Các bản sao hoặc thống kê các văn bản cho phép thay đổi trong bản vẽ thi công.
+ Lập bản vẽ hoàn công công tác cốt thép.
III. THI CÔNG BÊ TÔNG: (Tuân thủ theo TCVN 4453-95)
- Thành phần bê tông:
– Bê tông dùng cho các kết cấu chính của công trình phần lớn là bê tông thương phẩm được trộn tại nhà máy và được vận chuyển đến công trường bằng xe ô tô chuyên dụng. Các loại vật liệu và nước sử dụng để chế tạo hỗn hợp bê tông thi công các kết cấu bê tông phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật đã trình bày tại phần Vật liệu xây dựng.
– Các NT phải căn cứ vào các quy định trình bày trong bản vẽ thi công để chọn thành phần vật liệu sử dụng cho hỗn hợp bê tông của các kết cấu thi công. Đối với bê tông có số hiệu bê tông lớn M100 thì tỷ lệ cấp phối giữa các vật liệu sử dụng phải được NT xác định thông qua thí nghiệm cấp phối nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất của hỗn hợp bê tông.
– Tỷ lệ giữa nước và xi măng trong hỗn hợp bê tông phải dựa vào yêu cầu cường độ bê tông, yêu cầu chống thấm và các yếu tố quy định trong bản vẽ thi công và phải được xác định thông qua thí nghiệm.
– Độ dẻo của hỗn hợp bê tông (độ sụt hình nón) phải được NT xác định sao cho phù hợp với điều kiện chế tạo hỗn hợp bê tông, phương tiện vận chuyển, thiết bị đầm, mức độ bố trí cốt thép trong kết cấu, kích thước kết cấu, tính chất công trình, điều kiện khí hậu.v.v.
- Đổ bê tông:
- Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra và lập các biên bản:
– Công tác chuẩn bị cốt thép, đặt cốt thép các bộ phận chôn ngầm,v.v…
– Độ chính xác của công tác dựng lắp ván khuôn, cốt thép, tấm ốp, đà giáo, giằng chống và độ vững chắc của giằng néo chống đỡ khi chịu tải trọng động do việc đổ bê tông gây ra.
- Ván khuôn, cốt thép và các chi tiết đặt sẵn phải làm sạch rác, bùn, bụi, cạo gỉ, trước khi đổ hỗn hợp bê tông. Bề mặt ván khuôn gỗ trước khi đổ hỗn hợp bê tông phải tẩm ẩm và bịt kín các kẽ hở. Bề mặt ván khuôn bằng kim loại phải quét dầu nhờn.
- Đổ bê tông phải tiến hành đúng các qui tắc dưới đây:
– Trong quá trình đổ bê tông phải tiến hành theo dõi liên tục hiện trạng của ván khuôn, đà giáo giằng chống, cột chống đỡ và vị trí cốt thép.
– Mức độ đổ đầy hỗn hợp bê tông theo chiều cao của ván khuôn phải quy định phù hợp với sự tính toán cường độ và độ cứng của ván khuôn chịu áp lực ngang do hỗn hợp bê tông mới đổ gây ra.
– Bê tông được kiểm tra thường xuyên về độ sụt, các mẻ được lấy mẫu thí nghiệm theo quy phạm.
– Bê tông được đầm bằng máy
– Việc bố trí các điểm dừng theo quy trình, thời gian dừng giữa hai lớp khoảng 20 ¸ 24 giờ. Vị trí mạch dừng để tại những nơi có lực cắt nhỏ, những nơi tiết diện thay đổi, ranh giới giữa kết cấu nằm ngang và thẳng đứng.
– Phải có máy đầm dùi khi đổ bê tông và ít nhất phải có 2 máy dự phòng.
– Đổ bê tông trong những ngày nắng phải che bớt ánh nắng mặt trời.
– Khi trời mưa, các đoạn đang đổ bê tông phải được che kín không được để nước mưa rơi vào, trường hợp thời gian ngừng đổ bê tông vượt quá thời gian quy định phải đợi đến khi bê tông đạt 25daN/cm3 mới được đổ bê tông, trước khi đổ bê tông phải xử lý bề mặt khe thi công theo đúng các chỉ dẫn đã nêu trên.
– Ở những chỗ là vị trí của cốt thép và ván khuôn hẹp không thể sử dụng được máy đầm dùi thì phải tiến hành đầm tay, với dụng cụ cầm tay thích hợp.
Trong quá trình đổ và khi đổ bê tông xong cần phải có biện pháp ngăn ngừa hỗn hợp bê tông dính mặt với các bu lông, các bộ phận khác của ván khuôn và các vật chôn sẵn ở những chỗ chưa đổ bê tông tới.
– Khi phát hiện thấy ván khuôn, đà giáo, cột chống và cốt thép bị biến dạng hoặc thay đổi vị trí phải ngừng việc đổ bê tông, đưa bộ phận ván khuôn, đà giáo, giằng chống, cột chống đỡ, cốt thép trở về vị trí cũ và gia cố đến mức cần thiết, đồng thời cần phải xét các ảnh hưởng của biến dạng đến chất lượng của kết cấu đang được tiến hành đổ bê tông và có khả năng giữ lại hay phá bỏ phần bê tông đã đổ.
- Khi đổ bê tông các kết cấu cần theo dõi ghi vào nhật ký các vấn đề dưới đây:
– Ngày giờ bắt đầu và ngày giờ kết thúc công việc đổ bê tông.
– Số hiệu bê tông, độ sụt (hay độ khô cứng) của bê tông.
– Khối lượng công tác bê tông đã hoàn thành theo phân đoạn công trình.
– Biên bản chuẩn bị kiểm tra mẫu bê tông, số lượng mẫu, số hiệu (có chỉ rõ vị trí kết cấu mà từ đó lấy mẫu bê tông) thời hạn và kết quả thí nghiệm mẫu.
– Nhiệt độ ngoài trời trong thời gian đổ bê tông.
– Nhiệt độ hỗn hợp bê tông trước khi đổ (trong các kết cấu khối lớn)
– Loại ván khuôn và biên bản lắp dựng ván khuôn.
- Đầm bê tông bằng tay chỉ áp dụng trong những vị trí khó dùng đầm máy phải tuân theo các qui định dưới đây:
– Đối với khoảng đổ với diện tích rộng, độ sụt của hỗn hợp bê tông dưới 6cm có thể dùng đầm ngang từ 8 – 10kg. Khi đầm phải nâng cao 10 – 15cm, đầm liên tục và đều.
– Đối với khoảng đổ có diện tích hẹp, độ sụt của bê tông từ 6cm trở lên hay ở những chỗ bố trí cốt thép dày phải dùng thanh sắt hoặc xà beng thọc đều và khi đổ đến lớp trong cùng, dùng bàn bằng gỗ nặng 1kg vỗ mặt cho đều.
- Đổ hỗn hợp bê tông đến đâu phải san bằng và đầm ngang ngay đến đấy, không được đổ thành đống cao, để tránh hiện tượng các hạt to của vật liệu rơi dồn xuống chân đống. Trong khi đổ và đầm, nếu thấy cốt liệu to tập trung thành một chỗ thì phải cào ra trộn lại cho đều. Không dùng vữa lấp phủ lên trên rồi đầm. Không được dùng đầm để san hỗn hợp bê tông chưa được đầm chặt.
- Phải phân chia phạm vi đầm và giao cho tổ phân công phụ trách để tránh hiện tượng đầm sót, đầm lại. Chỉ được bàn giao ca khi đã đầm xong hỗn hợp bê tông đã đổ xuống khoảng đổ.
- Bảo dưỡng bê tông và xử lý khuyệt tật của bê tông:
- NT phải tiến hành công tác bảo dưỡng bê tông ngay sau khi bê tông vừa đổ xong. Các biện pháp bảo dưỡng bê tông, công tác kiểm tra, trình tự và thời hạn tháo, dỡ ván khuôn.v.v. của NT phải được kỹ sư giám sát xem xét và chấp thuận trước khi thực hiện.
- Trong bất kỳ trường hợp nào, việc bảo dưỡng bê tông cũng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
– Giữ chế độ nhiệt, ẩm cần thiết cho sự tăng dần cường độ bê tông theo tốc độ đã qui định.
– Ngăn ngừa các biến dạng do nhiệt độ và co ngót dẫn đến sự hình thành các khe nứt.
– Tránh các chấn động hay va chạm và các ảnh hưởng khác làm giảm chất lượng bê tông.
- Biện pháp bảo dưỡng kết cấu bê tông phụ thuộc vào tính chất và bề mặt của kết cấu tuy nhiên trong bất kỳ trường hợp nào NT cũng phải tiến hành tưới nước cho các kết cấu bê tông. Nước được sử dụng phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật tại mục Quy định chung. Vật liệu xây dựng. Số lần tưới nước bảo dưỡng mỗi ngày phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nhưng không được ít hơn 3 lần.
- Thời gian bảo dưỡng kết cấu bê tông phải được xác định bằng thí nghiệm để phù hợp với từng loại kết cấu, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và nắng, gió thực tế tại công trường vào thời gian bảo dưỡng tuy nhiên không được ít hơn 7 ngày.
- Trong quá trình bảo dưỡng kết cấu bê tông, NT phải thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết để tránh không va chạm đến đà giáo và ván khuôn hoặc di chuyển thiết bị trên kết cấu bê tông.
- Trình tự và thời hạn tháo, dỡ ván khuôn phải tuân theo đúng các quy định trình bày ở ván khuôn, đà giáo và sàn công tác.
- Sau khi tháo, dỡ ván khuôn, NT phải thực hiện ngay lập tức các biện pháp xử lý khắc phục các hư hỏng, khuyết tật trên bề mặt và bên trong các kết cấu bê tông. Trong trường hợp cần thiết, khi Cán bộ giám sát yêu cầu, NT phải đục bỏ phần bê tông xấu và thi công lại. Tất cả các sự khắc phục trên phải do kỹ sư giám sát chỉ đạo. NT không được phép tự xử lý khi chưa có quyết định của kỹ sư giám sát.
- Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu bê tông:
- NT phải thường xuyên thực hiện việc kiểm tra và chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng bê tông trong quá trình thi công. Việc kiểm tra phải quan tâm đầy đủ đết tất cả các vấn đề sau đây:
– Việc chuẩn bị và xử lý nền, móng của các bộ phận công trình bê tông.
– Chất lượng vật liệu sử dụng và thành phần hỗn hợp của bê tông, chất lượng ván khuôn và cốt thép, việc lắp dựng ván khuôn, giàn giáo chống đỡ và cầu công tác, việc lắp đặt cốt thép và các bộ phận chôn trước trong bê tông.
– Sự làm việc của các thiết bị, dụng cụ cân, đong vật liệu, trộn bê tông, phương tiện vận chuyển và đổ vào khoảng đổ.
– Việc bảo dưỡng kết cấu bê tông và thời gian tháo dỡ ván khuôn.
– Thí nghiệm xác định cường độ bê tông và các chỉ tiêu cơ lý khác được yêu cầu.
- NT phải tiến hành kiểm tra cường độ bê tông bằng các thí nghiệm kiểm tra cường độ (nén, kéo) tại phòng thí nghiệm các mẫu bê tông, tuy nhiên trong các trường hợp cần thiết Cán bộ giám sát có thể kiểm tra cường độ ngay tại công trường bằng các thiết bị thích hợp.
- NT phải tiến hành lấy mẫu thí nghiệm theo đúng các tiêu chuẩn quy định hiện hành (mỗi nhóm mẫu thí nghiệm gồm 3 mẫu, lấy cùng 1 lúc, ở cùng một vị trí, bảo dưỡng trong các điều kiện tương tự điều kiện thực tế).
- NT phải thực hiện các thí nghiệm xác định cường độ bê tông tại các cơ quan thí nghiệm, bảo đảm chất lượng có năng lực được cán bộ dự án phê chuẩn. Phương pháp tính toán cường độ bê tông trung bình của kết cấu công trình do các cơ quan nói trên quyết định.
- Cường độ bê tông chỉ được chấp thuận là đã theo đúng các quy đinh trong bản vẽ thi công khi kết quả thí nghiệm lấy mẫu cho thấy không có nhóm mẫu nào trong các nhóm đã kiểm tra có cường độ trung bình dưới mức 85% cường độ quy định.
- Trong trường hợp kết quả thí nghiệm xác định bê tông không thỏa mãn các yêu cầu đã quy định thì cán bộ quản lý dự án sẽ quyết định khả năng sử dụng và biện pháp xử lý kết cấu đã thi công. NT phải thực hiện tất cả các công việc cần thiết liên quan đến quyết định của cán bộ quản lý dự án phải gánh chịu mọi chi phí nảy sinh do việc thực hiện các công việc đó.
- NT tiến hành ghi chép và lập hồ sơ lưu trữ các kết quả kiểm tra chất lượng công tác bê tông (biên bản, nhật ký thi công, lý lịch khối đổ, kết quả thí nghiệm,v.v.) tại công trường để cán bộ giám sát tiện theo dõi.
- Tùy thuộc vào tính chất của kết cấu và công trình bê tông mà Cán bộ giám sát quyết định hình thức và nội dung nghiệm thu, quy định các kết cấu dưới đây phải được nghiệm thu trung gian trước khi nghiệm thu công việc:
– Các cấu kiện và phần công trình có lắp đặt ván khuôn, cốt thép trước khi tiến hành đổ bê tông.
– Các phần của kết cấu bị lấp kín sau khi hoàn thành và các bộ phận chôn trước trong kết cấu bê tông.
- Tùy thuộc vào hình thức nghiệm thu, NT phải cung cấp đầy đủ hoặc từng phần hồ sơ tài liệu theo đúng chỉ dẫn của cán bộ giám sát trước khi tiến hành nghiệm thu.
- VỀ CÔNG TÁC XÂY, TRÁT:
Tuân thủ hoàn toàn theo tiêu chuẩn TCVN 4085-1985 “Kết cấu gạch đá – Thi công và nghiệm thu”.
- Chuẩn bị các mẫu vật liệu:
Nhà thầu liên danh có trách nhiệm nộp các vật liệu của các phần công tác xây: “ Số mẫu tối thiểu phải có sáu mẫu (6) đại điện cho các bề mặt và kích thước khác nhau. Ximăng, cát và nước dùng cho công tác xây phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành.
- Phối hợp với các nhà thầu khác khác:
Nhà thầu sẽ phải phối hợp với các NT khác trước và trong khi triển khai thi công công tác xây để đảm bảo rằng các lỗ chờ rãnh, hố, móc treo, các thép neo, ống bọc… được đặt đúng vị trí theo bản vẽ thiết kế.
- Chất lượng của vật liệu:
- Vữa:
– Xi măng dùng để chế tạo các khối vữa xây đối với công tác xây phải là xi măng Porland theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam.
– Cát phải sạch, cứng, sắc và lát cát hầm mỏ hoặc cát sông. Cát phải có hạt mịn với hàm lượng đất sét thấp và không chứa muối và các hợp chất hữu cơ.
– Nước trộn phải là nước sạch, không có lẫn dầu, axit, alkalis, các hợp chất hữu cơ và các chất độc hại khác.
– Nhà thầu bảo quản xi măng và vữa ở khu vực khô ráo, phải che chắn để tránh hư hỏng và xâm nhập các hợp chất bên ngoài. Các lọai gạch tráng men phải luôn luôn được che phủ. Cốt thép phải được bảo vệ cẩn thận. Trước khi đặt thép, các cốt thép phải không có gỉ sắt hoặc các tạp chất khác có thể làm giảm lực dính trong thi công.
– Vữa xây là vữa xi măng cát, trộn theo tỉ lệ 1:4,5 hoặc theo tỉ lệ do Tư vấn giám sát thông qua. Vữa trộn với nước theo tỷ lệ đảm bảo khả năng trộn. Các thành phần vữa được đo theo thể tích. Vữa được trộn ngay trước khi sử dụng. Phương pháp trộn được sử dụng là phương pháp trộn khô. Xi măng được trộn khô với cát cho tới khi hỗn hợp đồng màu, sau đó theo nước dần dần cho đến khi đạt độ dẻo cần thiết.
– Các hộp đựng và trộn vữa phải được làm sạch sau mỗi ngày làm việc và các dụng cụ xây trát phải được giữ sạch. Vữa bắt đầu đóng cụ sẽ không được phép sử dụng.
– Vữa chỉ được phép trộn tay khi chất lượng trộn phải tương đương với chất lượng trộn máy và phải trộn trên nền sạch, cứng và không thấm nước. Kiến trúc sư và Tư vấn giám sát có quỳên loại bỏ vữa trộn bằng tay (Nếu không đạt yêu cầu) và sẽ yêu cầu trộn liên tục bằng máy trong thời gian lớn hơn1/2 giờ cho đến khi sử dụng.
– Vữa trộn phải có màu đồng nhất và phải được sự thông qua của tư vấn giám sát.
- Gạch xây:
– Toàn bộ gạch xây phải là gạch loại 1 sản xuất bằng máy, đúng kích thước vuông thành sắc cạnh, không có khuyết tật, cường độ gạch ≥ 75Kg/cm2.
– Gạch xây bằng đất nung, dạng đặc hoặc rỗng và có dạng hình hộp chữ nhật, kích thước theo tiêu chuẩn Việt Nam. Tường được xây bằng gạch chế đặc và gạch chế rỗng mác 75 (220x105x60) với chiều dày xây được thể hiện trên bản vẽ.
– Nguồn cung cấp từ các cơ sở nhà máy của địa phương có khả năng sản xuất và cung cấp gạch tuân theo các yêu cầu kỹ thuật và các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam, đặc biệt là về cường độ chịu nén, cường độ chịu cắt, tính chất giãn nở, chịu lửa và cách âm.
- Nhân công:
Việc cung cấp nhân công, vật liệu, thiết bị và các phụ kiện vần thiết khác để thực hiện công tác xây dựng phải đúng theo hợp đồng và hồ sơ thiết kế hoặc chỉ ra dưới đây:
– Gạch được sử dụng để xây phải là gạch ra lò ít nhất là 14 ngày và phải được làm ẩm ướt trước khi xây.
– Gạch đưa vào sử dụng phải được thông qua tư vấn giám sát trước khi đặt mua
– Phải làm sạch khối xây liên tục trong quá trình xây
– Kết cấu xây gạch phải được bảo vệ chống nắng và mưa trong khi xây và những ngày tiếp theo khi vữa xây đông cứng.
- Lắp đặt:
- Phương pháp:
Các khối xây phải được thả dọi, lấy cốt và phải xây thẳng hàng, dạng khối xây sẽ là dạng so le với viên khoá góc. Các mối nối giữa các vật liệu gạch với nhau cũng như mối nối giữa vật liệu gạch với vật liệu khác phải trát bằng vữa. Các mối nối trước khi trát phải được để thô để tăng độ kết dính với lớp trát.
- Đục và vá khối xây:
– Các khối xây phải được đục cẩn thận để lắp đặt các đường ống điện nước và các thiết bị cố định khác. Việc đắp vá phải đảm bảo độ dính kết tốt và sạch sẽ.
– Tất cả các lỗ chờ, rãnh, đục, nền, khung, ống và các chi tiết cố định phục vụ cho công việc của công tác khác đều được tính vào công tác xây.
- Vữa:
Vữa lỏng và vữa xi măng dùng để trát các cột thép, tay vịn, các khung trong tường. Trước khi trát vữa, phải dọn sạch các bề mặt. Vữa phải được trát bằng bay nhọn để lấp đầy các khoảng trống. Vữa trát xong phải được giữ ẩm trong thời gian 3 ngày và sau khi tháo bỏ hệ thống chống tạm, cần trát kín các khoảng trống còn lại.
- Công tác chưa hoàn thiện:
Tại các mối nối với các khối xây cũ, cần cạo bỏ lớp vữa làm ẩm trước khi xây mới.
- Dọn dẹp:
Vữa rơi vãi dưới chân các tường gạch xây phải luôn được dọn sạch sẽ.
- Chuẩn bị bề mặt để trát:
– Chỉ được thực hiện công tác trát sau khi các bề mặt của tường đã cứng cáp và khô ráo.
– Cần làm nhám bề mặt của bê tông bằng búa hoặc đục và phải dọn sạch các vết dầu mỡ, các loại vật liệu khác để đảm bảo tốt lực dính của vữa.
– NT có thể dùng phụ gia để tăng lực dính giữa vữa và bê tông sau khi được sự chấp thuận của kiến trúc sư và tư vấn giám sát.
– Các bề mặt khác phải được trải kỹ bằng bàn chải cứng để tẩy bỏ các chỗ vữa thừa và các vật liệu dính bám khác.
- Công tác trát:
– Trước khi trát bề mặt phải sạch và tưới nước cho ẩm. chiều dày lớp vữa trát từ 15-20mm. Mặt tường xây khi trát phải phẳng, nhẵn và phải bảo dưỡng tránh nứt chân chim. Sai số cho phép là 0.5% theo chiều đứng và 0.8% theo chiều ngang.
– Trong trường hợp trát 2 lớp phải để cho lớp thứ nhất (lớp trát lót), khô cứng trước khi làm nhám bề mặt. Bề mặt cần được làm nhám bằng bàn chải sắt hoặc khía nhám chéo bằng tay.
– Phải để cho lớp trát lót khô và co ngót xảy ra hoàn toàn mới đươc trát tiếp lớp trát thứ 2, tuy nhiên cần tránh cho bề mặt khô quá nhanh bằng cách làm ẩm thường xuyên hoặc bằng cách phủ bao tải ẩm trên bề mặt.
– Phải kiểm tra độ hút ẩm của lớp trát lót thường xuyên trước khi trát tiếp lớp phủ ngoài (lớp thứ 2).
– Trong quá trình trát phải sử dụng bay xoa gỗ và thước gỗ để đảm bảo bề mặt phẳng và thẳng. Phải giữ ẩm lớp phủ ngoài trong thời gian ít nhất là 7 ngày sau khi trát.
– Tỷ lệ xi măng – cát của lớp vữa lót là 1:3 và của lớp trát cuối là 1:6. Tuy nhiên NT có thể đề xuất một tỷ lệ hoặc thành phần trộn khác để tư vấn giám sát thông qua. Xi măng, cát phải được trộn khô trước sau đó mới thêm nước sau. Vữa phải được sử dụng trong vòng 1h đồng hồ sau khi thêm nước.
– Các hỗn hợp vữa đã đóng cục hoặc bị khô không được phép trộn lại phải được loại bỏ ngay.
– Vữa sử dụng để trát các lớp tường ngoài phải được thêm phụ gia và chống thấm, như Sika số1 hoặc các chất có thuộc tính tương đương khác đã được thông qua.
- CÔNG TÁC HOÀN THIỆN NỘI NGOẠI THẤT:
- Yêu cầu chung:
Trước khi thi công hoàn thiện từng phần hay toàn bộ công trình phải tiến hành định vị kiểm tra kích thước, cao trình, hình dạng toàn bộ khối xây thô và phải thực hiện xong những công tác xây dựng cơ bản sau đây:
– Chèn kín những mối nối giữa các Blốc lắp ghép của công trình, đặc biệt chèn bọc kín các chi tiết thép nối của các bộ phận cấu kiện bê tông cốt thép.
– Lắp và chèn các khung cửa sổ, cửa đi, nhét đầy vữa vào các khe giữa khuôn cửa với tường.
– Thi công các lớp lót dưới sàn nhà.
– Thi công lớp chống thấm của mái và khu vệ sinh. bảo đảm không thấm nước, không thoát mùi hôi qua khe chèn ống và lỗ thu nước.
– Lắp đặt lan can và thi công các lớp chống thấm ở khu vực ban công, lô gia, . vv.
– Lắp đặt hệ thống cấp và thoát nước, kiểm tra các liên kết và đầu nối của hệ thống ống dẫn.
– Lắp đặt mạng dây dẫn ngầm cho hệ thống điện, thông tin liên lạc, hệ thống ống điều hoà không khí, ống cấp ga và các hệ thống ống kỹ thuật khác.
– Trong điều kiện cần thiết phải trát lát ốp ở những nơi sẽ đặt các thiết bị vệ sinh, thông gió. Công tác hoàn thiện công trình cần được thực hiện theo trình tự nêu trong thiết kế.
– Trình tự thực hiện công tác hoàn thiện mỗi căn phòng, mỗi hạng mục phải được ghi rõ trong bản vẽ tổ chức thi công.
– Công tác hoàn thiện nên bắt đầu từ tầng trên xuống tầng dưới. Khi đó ít nhất phải có hai tầng của công trình hoàn thành xong công tác lắp ghép và những công việc quy định phải hoàn thành trước khi tiến hành công tác hoàn thiện.
- Hệ thống sơn:
– Hệ thống sơn tường, cột, dầm và trần bê tông, tường xây nội thất của công trình sử dụng loại sơn cao cấp trong nhà.
– Các chỉ tiêu cho các chủng loại sơn áp dụng cho công trình cần chọn loại có chất lượng tương đương như sau :
+ Chỉ tiêu cho sơn nội thất công trình:
Chi tiết | Đơn vị | Kết quả | Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 6934: 2001 |
Phương pháp thử |
Độ PH (29,50C) | – | 9,11 | — | ASTME 70:1990 |
Khối lượng riêng | Kg/l | 1,27 | — | ASTM D 1475:1998 |
Độ mịn | mm | 35 | <50 | TCVN 2091: 1993 |
Độ nhớt | Pa.s | 20,18 | 20 -> 30 | TCVN 6934: 2001 |
Độ phủ | g/m2 | 180 | 125 -> 200 | TCVN 6934: 2001 |
Độ rửa trôi | Chu kỳ | 1000 | >450 | TCVN 6934: 2001 |
Độ bền nước | H | 1152 | >250 | TCVN 6934: 2001 |
Độ bền kiềm trong dung dịch Ca(OH)2 bão hoà (pH=14) | H | 1152 | >150 | TCVN 6934: 2001 |
+ Chỉ tiêu cho sơn lót ngoại thất công trình:
Chi tiết | Đơn vị | Kết quả | Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 6934: 2001 |
Phương pháp thử |
Độ PH (29,50C) | – | 9,02 | — | ASTME 70:1990 |
Khối lượng riêng | Kg/l | 1,20 | — | ASTM D 1475:1998 |
Độ mịn | mm | 25 | <50 | TCVN 2091: 1993 |
Độ nhớt | Pa.s | 22,97 | 20 -> 30 | TCVN 6934: 2001 |
Độ phủ | g/m2 | 180 | 125 -> 200 | TCVN 6934: 2001 |
Độ rửa trôi | Chu kỳ | 1500 | >1200 | TCVN 6934: 2001 |
Độ bền nước | H | 1152 | >1000 | TCVN 6934: 2001 |
Độ bền kiềm trong dung dịch Ca(OH)2 bão hoà (pH=14) | H | 1152 | >600 | TCVN 6934: 2001 |
+ Chỉ tiêu cho sơn phủ ngoại thất công trình:
Chi tiết | Đơn vị | Kết quả | Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 6934: 2001 |
Phương pháp thử |
Độ PH (29,50C) | – | 9,07 | — | ASTME 70:1990 |
Khối lượng riêng | Kg/l | 1,30 | — | ASTM D 1475:1998 |
Độ mịn | mm | 35 | <50 | TCVN 2091: 1993 |
Độ nhớt | Pa.s | 20,09 | 20 -> 30 | TCVN 6934: 2001 |
Độ phủ | g/m2 | 140 | 125 -> 200 | TCVN 6934: 2001 |
Độ rửa trôi | Chu kỳ | 1700 | >1200 | TCVN 6934: 2001 |
Độ bền nước | H | 1336 | >1000 | TCVN 6934: 2001 |
Độ bền kiềm trong dung dịch Ca(OH)2 bão hoà (pH=14) | H | 336 | >600 | TCVN 6934: 2001 |
- Ốp, lát sàn công trình:
Các chủng loại gạch lát, đá sử dụng cho công tác hoàn thiện sàn và tường của công trình bao gồm các dạng sau:
– Gạch sản xuất bằng công nghệ hiện đại kích thước. Màu sáng bóng.
– Đá granit nhân tạo: Sản xuất bằng công nghệ hiện đại, đảm bảo màu sắc và độ bóng.
- 4. Hệ thống cửa đi, cửa sổ:
Cửa đi, cửa sổ trong công trình là cửa panô gỗ hoặc cửa panô kính, gỗ chò chỉ hoặc dổi có độ dày và kích thước theo đúng thiết kế. Các hệ khoá, tay nắm … cho công trình dùng loại tốt và chắc chắn. Gỗ phải được qua xử lý kỹ, ngâm tẩm, hấp sấy tránh cong vênh, co ngót, loại bỏ các mắt và rác, tạo tính bền vững và mỹ thuật cho công trình.
Cửa sắt đảm bảo đúng theo thiết kế.
- CÔNG TÁC THI CÔNG ĐIỆN, CHỐNG SÉT, NƯỚC:
- Phần điện:
- Các tiêu chuẩn cần tuân thủ:
– Tiêu chuẩn TCXD 25-1991: Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng.
– Tiêu chuẩn TCXD 27-1991: Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng.
– Tiêu chuẩn TCXD 16-1986: Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng
– Tiêu chuẩn TCXD 46-1984: Chống sét cho các công trình xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế thi công.
– Các tiêu chuẩn ngành có liên quan.
– Tiêu chuẩn IEC 60947 – 2 quy định cho aptomat.
– British standard specification (BS) (Khuyến khích áp dụng).
– American Society for testing of materials (ASTM) (khuyến khích áp dụng)
– Underwriter’s Laboratory Inc. (UL) (Khuyến khích áp dụng).
– Internattional Standard Organization (ISO) (Khuyến khích áp dụng).
- Các yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị, vật tư và lắp đặt:
Hệ thống tiếp đất cho hệ thống điện:
Tổng quan:
– Toàn bộ hệ tiếp đất tuân theo Tiêu chuẩn TCXD 46: 1984: Chống sét cho các công trình xây dựng: tiêu chuẩn thiết kế thi công.
– Toàn bộ các máng kim loại, các bộ phận không mang điện bằng kim loại của các thiết bị điện và cực tiếp địa của ổ cắm phải được nối đất một cách chắc chắn.
– Hệ dây tiếp đất được nối với các cọc tiếp địa.
- Kiểm tra:
b.1. Kiểm tra điện trở tiếp đất:
Việc kiểm tra phải được thực hiện trước khi lấp đất bãi tiếp địa và nối cọc tiếp đất với dây tiếp đất chính. Quy trình cách thức kiểm tra, thiết bị dùng khi kiểm tra (chủng loại, ký mã hiệu) phải được ghi rõ trong biên bản kiểm tra.
- 2. Kiểm tra việc liền mạch của các dây tiếp đất.
- 3. Kiểm tra việc nối đất của các máng kim loại, các bộ phận kim loại không mang điện của thiết bị, tủ điện, bảng điều khiển…
* Yêu cầu lắp đặt hệ thống dây, ống, máng bảo hộ:
- Tổng quát: Lắp đặt tuân theo TCXD25:1991
- Chủng loại vật tư:
* Yêu cầu đối với đèn chiếu sáng, ổ cắm, công tắc:
- Đèn:
1.1. Bộ đèn:
– Trừ trường hợp đặc biệt, tất cả các bộ đèn và thiết bị chiếu sáng phải bao gồm cả bóng đèn.
– Dây điện bên trong bộ đèn Halogen, Metal halide phải sử dụng loại vỏ bọc A-mi-ăng có khả năng chịu nhiệt ít nhất là 90oC hoặc dây có vỏ bọc nhựa có độ chịu nhiệt tương đương.
– Các bộ đèn trong nhà hoặc ngoài trời phải được nối đất chắc chắn.
– Những bộ đèn được dùng với bóng sợi đốt phải phù hợp với công suất của bóng đèn và dùng đui đèn bằng sứ hoặc bằng composit chịu nhiệt và đấu nối thông qua cầu nối dây.
– Bộ đèn dùng bóng huỳnh quang phải có khung bằng tôn dầy ít nhất 0,4mm phủ sơn tĩnh điện. Bộ đèn phải gồm có đầy đủ các đế đèn, tắc te, chấn lưu, tụ bù (Nếu có), bóng đèn, cầu nối dây.
– Bộ đèn ngoài trời phải là loại chịu mọi thời tiết, có khả năng chống ẩm, chống bụi và bức xạ mặt trời. Các điểm có dây dẫn xuyên qua phải làm kín để chống bụi và nước.
1.2. Phụ kiện của đèn:
- Đui đèn:
– Đui đèn và đế đèn huỳnh quang phải phù hợp với tiêu chuẩn BS/NEMA/VDE.
– Đế đèn huỳnh quang phải là loại khoá xoay, bằng nhựa tráng chịu nhiệt.
– Đui đèn sợi đốt là loại đui xoáy kiểu E27 bằng sứ hoặc composit chịu nhiệt.
- Bóng đèn:
– Tất cả các bóng đèn lắp cho công trình phải mới chưa qua sử dụng.
- Biến áp cho đèn Halogen (Nếu có):
– Biến áp cho đền Halogen phải là loại dây quấn. Khi hoạt động không được gây ra tiếng ồn. Chỉ dùng biến áp điện tử khi cần phải ghép nối tương thích với các hệ thống điều khiển.
– Biến áp phải được nhà sản xuất bảo hành ít nhất một năm.
- Chấn lưu cho đèn huỳnh quang:
– Chấn lưu phải được nhà sản xuất bảo hành ít nhất là một năm.
– Tất cả chấn lưu cho đèn huỳnh quang dùng chấn lưu điện tử (hoặc loại khởi động bằng tắc te, tw1200C, công suất tổn hao tối đa là 10W).
- Tắc te đèn huỳnh quang:
– Tắc te phải có tụ điện chống xung nhiễu.
– Vỏ tắc te phải là vật liệu chịu nhiệt.
- Đèn huỳnh quang lắp âm trần (nếu có) bao gồm vỏ đèn, bóng đèn, chấn lưu, đui, tụ điện bù (Nếu có), choá phản xạ và các phụ kiện đi kèm.
- Đèn huỳnh quang lắp nổi (nếu có) bao gồm vỏ đèn có gioăng chống nước, bóng đèn, chấn lưu, đui, choá phản xạ, màn chắn nước. Toàn bộ đèn phải đảm bảo đạt IP54 trở lên.
- Đèn chiếu sáng ngoài nhà.
Các thiết bị trên sử dụng sản phẩm của hãng trong nước, ngoài nước hoặc liên doanh.
1.3. Lắp đặt:
- Đèn và các thiết bị chiếu sáng phải được bảo vệ cẩn thận trong qúa trình lắp đặt.
- Sau khi lắp đặt phải kiểm tra ngắn mạch hay chạm chập.
- Công tắc, ổ cắm:
- ổ cắm công tắc là loại lắp chìm tường có các công thố ghi trên bản vẽ. Phải lắp các thiết bị chống nước IP54 (hoặc cấp cao hơn) ở những chỗ ngoài trời hoặc có chỉ thị chống nước.
- Công tắc đèn phải là loại tiếp điểm bập bênh có đánh dấu chiều tắt bật, dòng điện 10A/ 250V, phù hợp với tải là đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang. Có thể lắp riêng rẽ hoặc tổ hợp nhiều công tắc vào cùng một đế và mặt.
- ổ cắm nhỏ nhất là loại 15A/250V có cực nối đất.
- Tất cả các công tắc và ổ cắm phải có cùng một kiểu dáng và cùng một nhà sản xuất.
- Chiều cao lắp đặt của ổ cắm điện, điện thoại, máy tính… theo bản vẽ thi công. Chiều cao lắp đặt của các thiết bị có thể được điều chỉnh bởi kiến trúc sư hay giám sát công trình.
- Sử dụng sản phẩm của hãng Legrand, Merlin gerin, Siemens, Clipsal….. hoặc tương đương.
- Đo đếm hạ áp gồm:
– Các biến dòng đo lường, chống sét van, công tơ hữu công, vô công
– Tủ điện áp có MCCB hoặc ACB 4P 1250A – 50kA, bộ thanh cái đầu ra phải có ít nhất 04 điểm đấu cáp điện 300mm2/pha.
- Tủ điện và thiết bị trong tủ điện:
4.1. Khái quát chung:
Các tủ điện sẽ:
– Được thiết kế sao cho có thể tiếp cận tới mọi bộ phận.
– Được thiết kế sao cho có thể khảo sát nhiệt độ tại các điểm nối.
– Tất cả các tủ điện phải tuân theo tiêu chuẩn IEC 60439 -1.
– Tất cả các bộ phận cấu thành tủ đều phải có thử nghiệm mẫu. Các chứng nhận về thử nghiệm mẫu phải được cung cấp bởi nhà sản xuất tủ.
– Khi lắp đặt, tất cả các tủ điện phải ở vị trí phù hợp cho vận hành và bảo dưỡng.
4.2. Cấp bảo vệ: Tủ điện phải có cấp bảo vệ tối thiểu là IP3x. Đường cáp vào tủ không làm ảnh hưởng đến cấp bảo vệ quy định.
4.3. Kiểm tra: Nhà cung cấp tủ phải trình các chứng chỉ thử nghiệm điển hình (Type tested) theo tiêu chuẩn IEC 60439 -1.
4.4. Nhà chế tạo: Chi tiết về nhà sản xuất tủ phải được cung cấp trong HSDT.
4.5. Thiết bị đóng cắt: Toàn bộ thiết bị đóng cắt phải được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất cho toàn bộ công trình.
4.6. Tủ điện tổng: Với tủ điện chính, các nhà chế tạo các thiết bị đóng cắt sau đây có thể được chấp nhận: Schneider – Electric; ABB; Siemens…. hoặc tương đương.
4.7. Tủ điện phân phối: Với tủ điện phân phối, các nhà chế tạo các thiết bị đóng cắt sau đây có thể được chấp nhận: Schneider – Electric; ABB; Siemens…. hoặc tương đương.
4.8. Cấu trúc của tủ điện:
Tất cả các tủ điện sẽ có:
– Làm từ thép tấm 2.0mm được gắn với cửa có bản lề có thể tháo rời.
– Chiều cao tối đa 2300mm
– Một khoang riêng để thiết bị của cơ quan điện (Nếu được yêu cầu) và có bộ phận để dán tem của cơ quan điện.
– Khoảng cách vừa đủ để đi dây ra, có tính đến loại cáp đi vào và ra.
– Lối đi cáp vào ra hoặc tấm đệm được tính toán kích thước phù hợp các yêu cầu lắp đặt và dây cáp.
– Các mép được gấp lại.
– Là loại có mặt trước phẳng chỉ bao gồm then, tay cầm, hiển thị, bộ phím và các thiết bị tương tự mục đích vận hành và được làm nhô ra thành bảng điều khiển phía trước.
– Thông thoáng tự nhiên bằng các ống xả có nắp che cho các phân trên cao và dưới thấp. Tất cả các vị trí xả sẽ hỗ trợ việc thông thoáng tự nhiên để giảm sự tăng nhiệt độ của môi trường.
– Các cáp dẫn ra được sắp xếp sao cho các dây cáp này không đi ngang qua khoang của thanh cái.
– Các đâu cắt phải được kẹp chì cho thanh cái và việc lắp đặt cáp khi tủ điện có thể mở rộng.
– Các cáp đơn lõi được bố trí sao cho chúng không đi ngang qua các lỗ.
– Phải có biện pháp phù hợp để gắn các tủ điện vào kết cấu của toà nhà.
4.9. Các tủ điện đứng: Hệ thống bao gồm các tủ đứng độc lập sẽ có:
– Một khung nền được tạo thành bởi các khoang mạ kẽm có chiều cao tối thiểu 75mm.
– Các tủ đứng cạnh nhau sẽ được bắt vít để tạo thành kết cấu vững chắc.
– Sẽ có một đường thông hơi trên đỉnh mỗi ngăn độc lập.
– Các cửa hoặc các tấm có thể nâng lên để tiếp cận phía trước và phía sau.
– Các hệ thống đầu móc để nâng thiết bị hoặc tương đương.
– Đủ không gian để gắn các đường cáp đi vào.
4.9.1. Các thiết bị gắn trên tường:
Các thiết bị gắn trên tường sẽ phải:
– Khi được gắn trên hốc thường, hệ thống sẽ có một gờ bao quanh bên ngoài và có mầu sắc phù hợp.
– Bao gồm các lỗ hất ra ở trên đỉnh của đáy của tủ để cáp đi vào.
– Chỉ có thể tiếp cận ở mặt phía trước.
Tất cả cửa trên hệ thống sẽ phải:
– Được chế tạo bằng thép tấm gấp nếp dày 2.0mm
– Gắn với các thanh giàng nối đất Nếu thiết bị được gắn với các cửa.
– Có chứa sơ đồ mạch đặt bên trong cửa cho cầu chì và ngắn mạch bảng phân phối.
– Khi có cửa đi vào khoanh thanh cái và khoang đi dây thì các cửa phải được đảm bảo ở trạng thái đóng bằng tay vao đường kính lớn mà không thể mở bằng tay.
– Không vượt quá khối lượng 20kg.
– Được gắn ổ khoá và sử dụng chung một chìa cho toàn hệ thống tủ.
– Được treo bằng cách sử dụng những bản lề loại có thể nâng lên hạ xuống được.
– Sử dụng loại gioăng đệm có thể nén giữa các khe kim loại để ngăn bụi và ẩm thâm nhập.
– Có các bộ làm cứng cửa để giữ cửa cho cửa được vững.
– Có tay cầm nếu cửa khó tháo rời.
4.9.3. Bảng điện, nắp lỗ khoá và nắp đậy:
Những bảng điện, nắp lỗ khoá và nắp đậy có thể tháo rời phải:
– Được làm từ các tấm thép gấp nếu có chiều dày< 2.0mm.
– Có kích thước sao cho việc tháo dỡ nắp đậy dễ dàng.
– Bao gồm 2 tay cầm.
– Có những lỗ cắt cần thiết để thò thiết bị ra ngoài.
Cấc tấm kim loại sẽ:
– Được xử lý phù hợp chống gỉ trước khi sơn.
– Có tối thiểu một lớp sơn lót.
– Được làm sạch kỹ trước khi sơn.
– Không bị lỗi nhỏ, rãnh vết xước khi hoàn thành. Bất kỳ vết hay lỗi trong qúa trình sơn phải được sửa bởi NT phụ trước khi cấp chứng nhận hoàn công.
Các thanh cái trong hệ thống sẽ:
– Được lắp đặt để có thể mở rộng khi có yêu cầu. Bản vẽ thi công đã thể hiện rõ điều này.
– Được lắp đặt sao cho tất cả các điểm nối, đầu cuối có thể tiếp cận được.
– Được thiết kế để có thể chịu được dòng điện sự cố có thể xảy ra.
– Được lắp đặt sao cho việc tháolắp các aptomát, máy cắt không làm ảnh hưởng đến thanh cái.
– Được gắn trên những giá đỡ thanh cái tiêu chuẩn đã được thử nghiệm mẫu cho loại tủ điện đó.
– Được định cỡ theo tiêu chuẩn IEC 60439.
– Thanh cái trung tính có cùng kích thước với thanh cái pha.
– Có đủ khả năng mang đầy tải cho mỗi phần của tủ.
– Được đánh màu từng pha cho tất cả các phần thanh cái.
– Màu đánh dấu pha như sau:
+ Pha A: Xanh
+ Pha B: Đỏ
+ Pha C: Vàng
+ Trung tính: Đen
4.9.6. Đấu dây bên trong tủ điện:
Việc đấu dây tất cả các thiết bị và điều khiển sẽ:
– Đấu nối với tất cả các cực đầu cuối bằng vật liệu cách điện được dán nhãn và đánh số.
– Được nhận biết bằng cách sử dụng kỹ thuật đánh số dây tiêu chuẩn.
– Tối thiểu là loại dây dẫn đồng nhiều sợi 1,5mm2 bọc nhựa PVC.
– Được đỡ bằng các ống dẫn cho tất cả nhóm cáp.
– Sử dụng đầu cốt trên các đầu cáp.
4.9.7. Đấu dây với các thiết bị bên ngoài:
– Cung cấp dải đầu cuối dẫn tới các thiết bị được giám sát hoặc dẫn tới tủ điện Nếu thiết bị được đặt trên tủ điện.
– Cung cấp một giá lắp đặt và tấm đánh dấu để chỉ chức năng của dây.
4.9.8. Cực đấu cáp:
Tất cả các cực đấu cáp phải:
– Đủ kích thước để cho phép đấu nối cáp.
– Dễ dàng kiểm tra và bảo đưỡng.
4.9.9. Thanh nối đất và nối trung tính:
Thanh nối đất và nối trung tính sẽ phải:
– Liên tục trên toàn bộ chiều dài của tủ loại nhiều ngăn.
– Là dây đồng hoặc đồng thau, có tiết diện hình vuông hoặc hình chữ nhật.
– Có thể tiếp cận trong toàn bộ tủ điện.
– Đủ số lượng sao cho sẽ chỉ có một cáp nối đất hoặc trung tính tại mỗi đầu cực.
– Cáp được bắt bulông với thanh nối đất.
4.9.10. Lắp ráp cơ khí:
Tất cả ốc vít, bu lông và đinh vặn sẽ phải:
– Được gắn với vòng đệm phẳng hoặc lò xo.
– Là kim loại không có sắt.
– Đầu 8 cạnh.
– Không được sử dụng đinh vặn tự gắn và đầu rivê.
4.9.11. Đánh nhãn tủ điện:
Tất cả các tủ điện đều phải được gắn nhãn mác phù hợp thiết kế.
4.9.12. Thiết bị:
Các yêu cầu này sẽ áp dụng cho tất cả các thiết bị đóng cắt, phân phối và bảo vệ.
- Cầu dao tự động nhánh (MCB):
- MCB phải được thiết kế chế tạo và thử nghiệm theo các tiêu chuẩn hiện hành. Các MCB phải phù hợp với tiêu chuẩn IEC60947 – 2 được nhiệt đới hoà hoàn toàn theo tiêu chuẩn nhiệt đới hoá (T2) và định mức tại 220/380VAC, 50Hz.
- Các MCB là kiểu giới hạn dòng bảo vệ cả ngắt nhanh khi ngắn mạch. Dòng điện ngắt định mức và số cực được chỉ rõ trên các bản vẽ thiết kế. Dung lượng ngắt dòng ngắn mạch không được nhỏ hơn 10000A đối với mạch chiếu sáng và không nhỏ hơn 15000A đối với khối máy của điều hoà, trừ trường hợp có chú thích trên bản vẽ.
- Các phần mang điện phải được bảo vệ tránh chạm trực tiếp vào theo tiêu chuẩn IEC364.
- MCB phải hoạt động tốt trong môi trường có độ ẩm 95% và nhiệt độ cao tới 40oC.
- Các tiếp điểm là lợi hợp kim bạc không hàn. Có chỉ thị “ON” và “OFF” tương ứng với vị trí của tiếp điểm.
Thông số kỹ thuật:
TT | Mô tả | Yêu cầu kỹ thuật |
1. | Xuất xứ | Châu Âu/G7 |
2. | Chức năng bảo vệ | Bảo vệ quá tải và ngắn mạch |
3. | Sản xuất theo tiêu chuẩn | IEC 947 – 2 |
4. | Dòng mạch định mức | 6 đến 160A |
5. | Số cực | 1,1P + N,2,3,4 |
6. | Kiểu làm việc | Bằng tay |
7. | Kiểu lắp đặt | Cố định |
8. | Điện áp hoạt động (Ue) | 440VAC |
9. | Điện áp cách điện danh định (Ui) | 500V |
10. | Tần số f | 50/60Hz |
11. | Khả năng cắt ngắn mạch tối đa (Icu) tại điện áp 380/415VAC | Với dòng I £ 63A, Icu = 10kA
Với dòng I > 63A Icu = 15kA |
- Công tơ điện:
- Công tơ điện tại tủ điện hạ áp của trạm biến áp hợp bộ sẽ là loại gián tiếp lắp qua biến dòng, có thể sử dụng công tơ nhiều giá theo quy định của cơ quan điện lực có thẩm quyền.
- Thông số kỹ thuật của công tơ điện (dòng điện, điện áp, số pha…) phải phù hợp với các thông số phụ tải của công trình.
- Toàn bộ công tơ điện phải được kiểm định và được sự chấp thuận của chi nhánh điện sở hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Hệ thống chống sét:
- Tổng quan:
– Toàn bộ hệ thống chống sét tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam TCXD46: 1984
– Sử dụng thiết bị chống sét.
- Đầu thu sét:
– Đầu thu sét được cấu tạo bằng đồng hoặc thép mạ kẽm không gỉ đảm bảo thu và dẫn sét tốt, lắp đặt, đấu nối dễ dàng, thích hợp với môi trường và nhiều bụi.
– Đầu thu sét phải có bán kính bảo vệ phù hợp với cấu trúc công trình. Vị trí lắp đặt, cách thức lắp đặt phải tuân thủ theo nhà chế tạo, theo bản vẽ.
- Cọc tiếp địa:
Cọc tiếp địa được làm bằng thép bọc kẽm có hình dáng kích thước và chiều dài theo bản vẽ thiết kế, và được đóng sâu xuống đất sao cho đỉnh của cọc dưới bề mặt hoàn thiện ít nhất là 0,80m. Điện trở đất đo được của hệ không được vượt quá 10Ω trong điều kiện khô ráo. Nếu giá trị điện trở không đạt thì phải đóng thêm cọc, các cọc cách nhau ít nhất là 3m và nối chúng lại với hệ cọc trước đó. Hệ cọc tiếp địa này phải được cách ly với hệ cọc tiếp địa của hệ thống điện toà nhà.
- Dây nối đất:
Dây nối đất chính đi từ bãi tiếp địa tới đầu thu sét phải được làm bằng thép dẹt mạ kẽm và phù hợp với TIS64 – 2517 hoặc tiêu chuẩn Việt Nam, và có kích thước như trong bản vẽ.
- Nối đất:
Mối nối của dây nối đất chính phải được thực hiện bằng phương pháp hàn nhiệt nóng chảy, đai kẹp hoặc theo hướng dẫn lắp đặt của hãng sản xuất.
- Hộp kiểm tra điện trở đất:
Mỗi nhánh dây dẫn sét cần phải lắp hộp kiểm tra điện trở đất, vị trí lắp hộp kiểm tra sao cho thao tác đo kiểm được dễ dàng.
- Đai san bằng điện áp (Đai chống cảm ứng sét):
– Thông số, vị trí các đai sai bằng điện áp NT tham chiếu các bản vẽ.
- Chống sét lan truyền cho hệ thống điện:
Hệ thống điện được thiết kế bảo vệ chống sét lan truyền bằng các van thoát sét bố trí trong tủ điện tổng và các tủ phân phối, thông số thiết bị chống sét lan truyền tham chiếu các bản vẽ nguyên lý điện.
- Kiểm tra:
Việc kiểm tra điện trở tiếp đất phải được thực hiện trước khi lấp đất bãi tiếp địa và nối cọc tiếp đất với dây tiếp đất chính. Quy trình cách thức kiểm tra, thiết bị dùng khi kiểm tra (chủng loại, ký mã hiệu) phải được ghi rõ trong biên bản kiểm tra.
- Hệ thống cấp, thoát nước:
- Mục đích sử dụng của công trình, hệ thống cấp nước yêu cầu theo tiêu chuẩn cấp nước cho trường học.
- Các yêu cầu, nhu cầu sử dụng:
– Yêu cầu về nước thải:
Nước thải được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại bên trong lô đất của công trình. Sau đó được đưa sang hệ thống xử lý nước thải. Tại đây nước thải được xử lý đạt Tiêu chuẩn nước thải đô thị loại B về môi trường trước khi thoát ra hệ thống cống chung của thành phố.
– Yêu cầu về thoát nước mưa:
Nước mưa từ các Tầng mái được thu vào qua nhiều ống trục đứng. Xuống phía dưới sẽ có các giải pháp thoát nước mưa. Đảm bảo thoát nước triệt để.
- Khái quát cấu trúc hệ thống:
– Nước cấp từ mạng nước thành phố được đưa vào bể nước ngầm.
– Tại phòng máy bơm chính đặt máy bơm nước sinh hoạt sẽ bơm nước từ bể nước ngầm lên bể nước mái.
– Từ bể nước mái, nước lạnh được dẫn qua các hệ van, ống chính, van giảm áp và các hệ ống nhánh đến các thiết bị dùng nước.
– Đường ống cấp nước dùng loại ống thép tráng kẽm. Các ống nước thải và nước mưa dùng loại PVC class2. ống được lắp đặt trong các trục kỹ thuật, trần giả và ngầm tường, sàn.
– Trong hệ cấp nước lạnh dùng các van, khoá bằng kim loại (đồng thau, inox, gang, đúc…)
– Nước mưa từ các tầng mái được thu vào qua nhiều ống trục đứng. Các ống đứng thoát nước mưa được bố trí chủ yếu ở mặt sau của công trình. Và đi dọc xuống thoát vào hệ thống rãnh thoát nước ngoài nhà. Đảm bảo thoát nước triệt để. Tại các vị trí qua giằng móng đặt sẵn 2 ống thép D110.
CHƯƠNG IV
CÁC YÊU CẦU VỀ CHỦNG LOẠI, CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ, THIẾT BỊ
(KÈM THEO CÁC TIÊU CHUẨN VỀ PHƯƠNG PHÁP THỬ)
- YÊU CẦU VẬT TƯ, VẬT LIỆU, THIẾT BỊ:
- Yêu cầu vật liệu trong công tác xây lắp:
- Tất cả các chủng loại vật tư vật liệu của công trình phải tuân theo yêu cầu của thiết kế. Khuyến khích các NT sử dụng các loại vật liệu được đánh giá là tốt hơn yêu cầu trên để đưa vào công trình. Các loại vật liệu phải có chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có đầy đủ các chứng chỉ đảm bảo tiêu chuẩn do cơ quan có chức năng của Việt Nam cấp. Vật tư vật liệu trước khi đưa vào công trình phải có sự theo dõi, kiểm tra, đồng ý phê duyệt của tư vấn giám sát bằng văn bản.
- Nguồn cung cấp vật tư vật liệu cho công trình NT khai thác từ nguồn tại địa phương Nếu NT thấy nguồn cung cấp nào có lợi và phải đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.
- Vật liệu khác: Phải đảm bảo đúng kích thước, chủng loại theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế và theo Tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt nam, phù hợp và đồng bộ với vật liệu chính do nhà sản xuất cung cấp.
- Bảng yêu cầu về vật liệu cung cấp cho công trình: Bảng dưới đây chỉ là hướng dẫn (dùng cho một số loại vật liệu chính), Nhà thầu đảm bảo các yêu cầu về cung cấp như ghi ở các mục (a, b, c) điều này: (Nguồn gốc xuất xứ ghi ở cột chỉ là hướng dẫn, NT có thể khai thác từ các nguồn gốc khác tương đương)
STT | Lọai vật tư, vật liệu | Quy cách và kỹ thuật | Nguồn gốc xuất xứ |
(1) | (2) | (3) | (4) |
… | …. | … | … |
- Về thiết bị thi công:
- Nhà thầu liên danh có các máy thi công như: Máy đào, máy trộn, máy đầm các loại, ô tô tự đổ, máy gia công kim loại và các máy khác phục vụ thi công công trình. Những thiết bị xe máy đưa vào công trình đều là loại được lựa chọn có công suất và tính năng phù hợp, chất lượng còn tốt, đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường.
- Nhà thầu căn cứ vào tiến độ thi công và biểu đồ sử dụng máy móc thi công để bố trí sử dụng dụng máy móc cho phù hợp. Căn cứ vào mức độ đáp ứng và sự phù hợp sử dụng máy móc trong công tác thi công đó để đánh giá cho điểm.
- CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG VÀ YÊU CẦU CỤ THỂ VỀ VẬT LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO CÔNG TRÌNH:
- Các tiêu chuẩn:
– Áp dụng toàn bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam cho thi công và nghiệm thu công trình. Nếu có tiêu chuẩn nước ngoài được áp dụng vào công trình thì được chỉ định rõ trong hồ sơ thiết kế.
– Đối với các công tác khác không có quy định trong tiêu chuẩn Việt Nam sẽ theo yêu cầu hoặc chỉ dẫn cụ thể trong bản vẽ thiết kế (kể cả theo các tiêu chuẩn nước ngoài). Những mục không ghi rõ trong hồ sơ bản vẽ thiết kế thì NT có ý kiến bằng văn bản để cơ quan thiết kế trả lời cụ thể.
– Trong quá trình thực hiện hợp đồng, ngoài việc phải tuân theo các yêu cầu nêu trong yêu cầu kỹ thuật này, Nhà thầu tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam về:
- Tiêu chuẩn về kiến trúc:
- Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
- TCXDVN 303 – 2004 – Công tác hoàn thiện trong xây dựng – Thi công và nghiệm thu.
- TCXDVN 336 – 2005 – Vữa dán và gạch ốp lát – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
- Tiêu chuẩn VN về vật liệu được áp dụng:
- TCVN -6260 -1997 – Xi măng POOC -LĂNG.
- TCVN -4787 -1989 – Xi măng phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử.
- TCVN -4487 -1989 – Phương pháp làm mẫu và thử xi măng.
- TCVN -971 -1989 – Bê tông nặng.
- TCVN -5440 -1991 – Bê tông -Kiểm tra và đánh giá độ bền.
- TCVN -5674 -1992 – Vữa xây dựng -Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN -4453 -1995 – Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối -Quy phạm thi công và nghiệm thu.
- TCVN – 5718 -1995 – Mái bê tông, kết cấu cốt thép trong xây dựng -yêu cầu kỹ thuật chông thấm mới.
- TCVN -6025 -1995 – Bê tông phân mác theo cường độ.
- TCVN -7575 -2006 – Yêu cầu Kỹ thuật về cốt liệu cho BT và vữa.
- Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về kết cấu công trình:
- Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
- TCVN -356 -2005 – Về kết cấu bê tông và BT cốt thép.
- TCVN – 267 – 2002 – Lưới thép hàn dùng trong kết cấu BTCT. Tiêu chuẩn thiết kế, thi công, lắp đặt và nghiệm thu.
- TCXD -229 -1999 – Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trong gió theo TCVN -2737 -1995.
- TCXD -204 -1998 – Bảo vệ công trình xây dựng -Phòng chống mối cho công trình mới.
- TCVN -2737 -1995 – Tải trọng và tác động.
- TCVN – 5575 – 1991 – Kết cấu thép. Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN – 40 – 1987 – Kết cấu xây dựng và nền nguyên tắc cơ bản về tính toán.
- Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về công tác khảo sát đo đạc:
- TCVN -3972 -1985 – Công tác trắc địa trong xây dựng công trình.
- TCVN -4419 -1987 – Khảo sát cho xây dựng -Nguyên tắc cơ bản.
- TCVN -4447 -1987 – Công tác đất trong xây dựng công trình.
- TCXD -149 -1997 – Nhà cao tầng -Công tác khảo sát địa kỹ thuật.
- TCXD — 203 -1997 – Nhà cao tầng -Kỹ thuật đo đạc phục vụ công trình.
- Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về công tác an toàn:
- TCVN -2287 -1978 – Hệ thống tiêu chuẩn an toàn Lao động -các quy định cụ thể.
- TCVN -3254 -1989 – An toàn cháy -Yêu cầu chung.
- TCVN -5308 -1989 – Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.
- TCVN -2622 -1995 – Phòng cháy chữa cháy.
- Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về điện:
- TCVN -4756 -1989 – Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
- TCXD -16 -1986 – Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng.
- TCXD -29 -1991 – Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng.
- 11 -TCN -18 -1984 – Quy định chung về trang bị điện.
- 11 -TCN -19 -1984 – Quy định về hệ thống đường dẫn điện.
- 11- TCN -20 -1984 – Quy phạm về bảo vệ và tự động, thiết bị phân phối và trạm biến áp.
- 20 -TCN -25 và 27 -1991 – Đặt đương dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng -Tiêu chuẩn thiết kế.
- Tiêu chuẩn IEC -346 và 479 – Về thiết bị điện.
- Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về cấp, thoát nước:
- TCVN -A474 -1987 – Thoát nước bên trong.
- TCVN -4513 -1987 – Cấp nước bên trong.
- 20 -TCN -51 -1984 – Tiêu chuẩn thoát nước đô thị.
- 20 -TCN -33 -1995 – Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước đô thị.
- Các tài liệu về thiết bị WC và đun nước nóng của Nhật, Mỹ.
- Các tài liệu về thiết bị xử lý nước thải của Nhật, CHLB Đức.
- Tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng về Chống sét:
- TCVN -4576 -1986 – Tiêu chuẩn nối đất an toàn điện hiện hành của Việt Nam.
- TCN -68 -174 -1988 – Tiêu chuẩn chống sét của Tổng cục Bưu điện.
- 20 -TCN -46 -1984 – Tiêu chuẩn chống sét của Bộ Xây Dựng.
- NF -C17 -102 -1995 – Tiêu chuẩn chống sét an toàn Quốc gia Pháp.
- Tiêu chuẩn nối đất chống sét của Singapore.
- Căn cứ vào các tài liệu và thống số kỹ thuật và thiết bị chống sét của tập đoàn HELITA -Pháp.
- Xi măng:
– Xi măng dùng để thi công là xi măng Pooclăng theo tiêu chẩn xi măng Pooclăng TCVN 2682 -92.
– Tại mọi thời điểm NT phải cung cấp các chứng chỉ xác nhận của Nhà sản xuất xi măng kèm theo phiếu kiểm định chất lượng về lô xi măng được đưa tới hiện trường đảm bảo các tiêu chuẩn yêu cầu trong thời gian sử dụng. Phiếu kiểm định chất lượng này phải do một đơn vị phân tích kiểm nghiệm vật liệu xây dựng có đủ tư cách pháp nhân theo quy định và được CĐT chấp thuận theo TCVN-139-91( Xi măng, các tiêu chuẩn để thử xi măng).
– Xi măng cần phải được bảo quản để đảm bảo chất lượng, Nếu CĐT và kỹ sư giám sát thi công phát hiện xi măng có hiện tượng bị giảm chất lượng, NT phải thay thế và chịu mọi phí tổn. Không dùng xi măng đã xuất xưởng quá 60 ngày.
- Cát:
– Quy trình này gồm những quy định cho cốt liệu nhỏ và lớn để sản xuất bê tông, các cốt liệu được lấy từ tự nhiên: Sỏi, cuội phải tuân thủ theo tiêu chuẩn “Kết cấu bê tông cốt thép toàn khối”, “Đá dăm, sỏi dăm, sỏi dùng trong xây dựng -Yêu cầu kỹ thuật TCVN 7575 -2006 về cốt liệu cho bê tông và vữa”.
– Trong cát không cho phép lẫn những hạt sỏi và đá dăm có kích thước lớn hơn 1mm; những hạt có kích thước từ 5mm đến 10mm cho phép lẫn trong cát, không quá 5% khối lượng. Trường hợp đặc biệt, cho phép cát có lẫn hạt có kích thước từ 5 đến 10mm chiếm đến 10% khối lượng.
– Trong trường hợp khi cát có nhiều chất bẩn hơn tỷ lệ bẩn cho phép thì NT vẫn phải sàng, Nếu sàng vẫn thấy bẩn thì phải rửa để cát có tỷ lệ bẩn nhỏ hơn hàm lượng chất bẩn cho phép.
– Cốt liệu thô cần có cấp phối để phù hợp, độ dẹt cho mỗi nhóm cốt liệu phải nhỏ hơn 23% khối lượng.
– Công tác kiểm tra kỹ thuật phải được tiến hành đều đặn trong suốt quá trình giao nhận vật liệu. NT phải có sàng tiêu chuẩn và các thiết bị kiểm tra khác tại hiện trường. Hàm lượng muối trong cốt liệu tinh không quá 0,04% theo trọng lượng của cốt liệu.
- Đá dăm:
– Các loại đá sỏi sử dụng trong công trình phải là loại đá, sỏi có kích thước phù hợp thiết kế.
– Đá sỏi và đá dăm dùng để chế tạo bê tông phải ở trong phạm vi cấp phối dưới đây:
Kích thước mặt sàng | Lượng sót tích lũy trên sàng
Tính theo % khối lượng |
Dmin
0.5 (Dmax + Dmin) Dmax |
95 – 100
40 – 70 0 – 5 |
– Số lượng các hạt dẹp và các hạt hình thoi không được lớn hơn 15% tính theo khối lượng (hạt dẹt và hạt thoi là những hạt có chiều dày hoặc chiều ngang nhỏ hơn 1/3 chiều dài) Số lượng các hạt mềm (yếu) trong đá không vượt quá 10% theo khối lượng.
– Hàm lượng tạp chất trong đá không được vượt quá các giá trị quy định trong bảng dưới đây (tính theo % khối lượng mẫu):
Trên tạp chất | Bê tông ở vùng mực nước thay đổi (%) | Bê tông
dưới nước (%) |
Bê tông
trên khô (%) |
Bùn, bụi, đất sét | 1 | 2 | 3 |
Hợp chất Sulfat và Sulfur tính đổi ra SO3 | 0.5 | 0.5 | 0.5 |
- Gạch xây bằng đất sét nung:
Gạch xây bằng đất sét nung khi sử dụng phải thỏa mãn các điều kiện sau:
– Có kích thước tiêu chuẩn 6,5 x 10,5 x 22,0(cm).
– Cường độ chịu lực phải đảm bảo theo yêu cầu thiết kế.
– Thớ gạch phải đều, không tách thành từng lớp.
– Những viên gạch dùng để xây, mặt phô ra ngoài phải thật nhẵn, không rạn nứt, đều màu, cạnh phải thẳng.
– Trong đống gạch dùng để xây, gạch non lửa không được quá 5%. Không được xây tập trung gạch non vào một chỗ.
– Gạch phải sạch không bị rêu mốc và các chất bẩn khác.
– Không dùng loại gạch dỡ ra của các công trình khác.
- Phụ gia:
– Việc sử dụng phụ gia phải bảo đảm:
+ Tạo ra hỗn hợp bê tông có tính năng phù hợp với công nghệ thi công.
+ Không gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công và không làm tác hại tới yêu cầu sử dụng của công trình sau này.
+ Không ảnh hưởng đến ăn mòn cốt thép.
– Các loại phụ gia sử dụng phải có chứng chỉ kỹ thuật được các cơ quan quản lý Nhà nước công nhận. Trước khi thi công phải được sự đồng ý của cán bộ kỹ thuật, CĐT và thi công phải tuân theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất.
- Nước:
– Nước dùng cho thi công phải lấy mẫu phân tích để xem có đảm bảo chất lượng hay không. Về nguyên tắc, chỉ có nước uống được, có chứa ít hơn 0,2%NaCl theo trọng lượng sẽ được dùng để trộn bê tông và các sản phẩm khác có xi măng và dùng cho việc bảo dưỡng các sản phẩm bê tông xi măng trong suốt 24giờ đầu tiên sau khi tưới nước. Nước có chứa ít hơn 4750 ppm chất rắn không tan, trong đó không quá 2000ppm là Chloride có thể dùng cho việc bảo dưỡng bê tông sau khi kết thúc giai đoạn 24giờ đầu tiên và để rửa cốt liệu, thiết bị sản xuất bê tông…
– Ngoài những chỉ định bằng văn bản của kỹ sư giám sát thi công, nước dùng để sản xuất bê tông phải sạch không có dầu mỡ, muối, axít, thực vật hay lẫn các tạp chất. Nước phải được thí nghiệm theo tiêu chuẩn “Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối -Quy phạm thi công và nghiệm thu -TCVN 4453 -1995” và tiêu chuẩn “Nước cho bê tông và vữa -Yêu cầu kỹ thuật TCXDVN 302 -2004”.
- Vữa bê tông:
- Kiểm tra: NT phải tạo mọi điều kiện cho CĐT và kỹ sư giám sát thi công được tự do tới nơi sản xuất vữa bê tông bất cứ lúc nào để lấy mẫu và kiểm tra cốt liệu.
- Thí nghiệm:
– Công tác thí nghiệm phải do phòng thí nghiệm có đủ tư cách pháp nhân tiến hành trên cơ sở NT đề xuất và được CĐT chấp thuận. Phòng thí nghiệm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả do mình đưa ra là trung thực và khách quan.
– Việc kiểm tra và thí nghiệm ở công trường hoặc trong phòng thí nghiệm cần được thực hiện dưới sự giám sát của kỹ sư giám sát hoặc người đại diện được uỷ quyền.
– Việc thử xi măng và cốt liệu phải được tiến hành để đảm bảo chất lượng như yêu cầu.
– NT cần có đầy đủ ở công trường các loại khuôn thép mẫu cần thiết và bể dưỡng hộ mẫu bê tông theo yêu cầu của phòng thí nghiệm.
– Trong khi tiến hành đổ bê tông, phải lấy mẫu tại chính bê tông đang sử dụng. Mỗi một tổ mẫu thí nghiệm gồm 6 mẫu kích thước tiêu chuẩn, 3 mẫu dùng cho thí nghiệm ở độ tuổi 7 ngày và 3 mẫu dùng cho độ tuổi 28 ngày.
– Cứ mỗi một xe bê tông thương phẩm phải thử độ sụt một lần. Thử phải theo tiêu chuẩn “Hỗn hợp bê tông cốt thép -Phương pháp thử độ sụt -TCVN 3106 -93”. Trước khi thử nén cần phải thử độ rỗng cho mỗi tổ mẫu thử. Phương pháp lẫy mẫu theo TCVN 3105 -1993.
– Nhà thầu sẽ kết hợp với phòng thí nghiệm tiến hành công việc được nhanh chóng, thuận lợi. NT cần tạo điều kiện cho phòng thí nghiệm tới làm việc tại nơi sản xuất bê tông. Nhà thầu sẽ cử cho kỹ sư giám sát tiếp xúc với phòng thí nghiệm. Nhà thầu sẽ cung cấp cho phòng thí nghiệm tại công trường mọi thiết bị cần thiết để chứa, bảo quản các mẫu bê tông theo yêu cầu kỹ thuật.
– Nhà thầu sẽ bố trí tách và duy trì nhân viên chuyên trách theo dõi việc sản xuất và thí nghiệm bê tông trong suốt quá trình thi công. Nhân viên này phải được Tư vấn giám sát kiểm tra và thoả thuận về chuyên môn.
- Cốt thép:
– Trừ những điều kiện đặc biệt được CĐT cho phép, tất cả những thép chịu lực trong kết cấu bê tông đều phải thoả mãn các yêu cầu của thiết kế và tuân theo tiêu chuẩn “Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép TCVN 356 -2005”. Nếu có sự thay đổi cốt thép so với thiết kế ( về nhóm, số hiệu và đường kính cốt thép ) hoặc thay đổi các kết cấu neo giữ thì phải có sự đồng ý của cơ quan thiết kế và CĐT.
– Mọi loại thép sử dụng cho công trường phải có chứng chỉ kỹ thuật kèm theo và cần lấy mẫu thí nghiệm theo tiêu chuẩn “Kim loại -phương pháp thử kéo -TCVN 197 -85” và “Kim loại -phương pháp thử nén -TCVN 198 –85”.
– Khi mác và chủng loại thép chịu lực không có những yêu cầu gì đặc biệt thì đối với thép đường kính d<10 mm phải có giới hạn chảy nhỏ nhất là 2100 Kg/cm2 và đối với thép có đường kính d>=10 mm, có giới hạn chảy nhỏ nhất là 2800 Kg/cm2. Không sử dụng loại thép có hình dạng và kích thước hình học như nhau nhưng tính chất cơ lý khác nhau trên công trường.
– Kỹ sư giám sát thi công phải duyệt loại thép đưa vào sử dụng. Bất cứ loại vật liệu nào không đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ bị loại bỏ và đưa ra khỏi công trường. Khi thay thế nhóm và số hiệu cốt thép phải so sánh cường độ cốt thép được sử dụng trong thực tế với cường độ tính toán của cốt thép quy định trong bản vẽ thi công để thay đổi diện tích mặt cắt ngang cốt thép một cách thích ứng.
– Kỹ sư giám sát thi công có thể yêu cầu NT cung cấp các mẫu thử bất cứ lúc nào. Các mẫu thử phải kiểm định ở phòng thí nghiệm có đủ chức năng và thẩm quyền và do CĐT chỉ định chi phí do NT chịu. Nếu thấy nghi ngờ, CĐT và kỹ sư giám sát có quyền lấy bất cứ một hoặc nhiều loại mẫu để đưa đi kiểm tra lại.
– Thép buộc phải là loại thép mềm với đường kính nhỏ nhất là 0,6 mm hoặc thép đàn hồi trong trường hợp cần thiết để tránh sai lệch cốt thép trong quá trình đổ bê tông.
– NT phải xử lý cốt thép trước khi gia công đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu sau:
+ Bề mặt sạch không có bùn đất, dầu mỡ, sơn, không có vẩy sắt, không rỉ và không được sứt sẹo.
+ Diện tích mặt cắt ngang thực tế không bị hẹp, bị giảm quá 5% diện tích mặt cắt ngang tiêu chuẩn.
+ Thanh thép không được cong vênh.
- Vật liệu làm cốp pha, đà giáo:
Ván khuôn, đà giáo chống đỡ, sàn và cầu công tác có thể làm bằng gỗ hoặc thép.
- Bằng gỗ:
a.1. Gỗ để làm ván khuôn, đà giáo, sàn và cầu công tác phải theo các qui định dưới đây:
– Để làm ván mặt chỉ được dùng gỗ nhóm V và nhóm VI.
– Ván lát mặt cầu công tác để công nhân đứng làm việc có thể dùng gỗ nhóm IV và V.
– Gỗ làm cột chống đỡ ván khuôn và cầu công tác, Nếu cầu công tác cao dưới 30m được dùng gỗ nhóm V,VI và đảm bảo gỗ không được công vênh.
a.2. Gỗ dùng để làm ván khuôn ở trên khô, có độ ẩm thích hợp vào khoảng 28%-30%.
a.3. Gỗ dùng làm đà giáo chống đỡ phải là gỗ tốt, những cây gỗ nào bị cong nhiều (có sẹo) thì không được sử dụng.
- Bằng sắt thép:
– Ván khuôn đảm bảo chiều dày tối thiểu 1mm, bằng phẳng, không rỉ, thủng, lồi lõm, không dính bẩn.
– Đà giáo: Bộ đà giáo điển hình đảm bảo chắc chắn, khi lắp dựng phải đủ hệ giằng ngang để ổn định.
– Cốp pha dầm và sàn phải được thiết kế có độ võng thi công theo TCVN 4453 -1995. Các bộ phận chịu lực của đà giáo không được nối. Các thanh giằng cần được tính toán và bố trí thích hợp để ổn định toàn bộ hệ thống đà giáo cốp pha.
- Vật liệu thiết bị điện:
11.1. Hệ thống tiếp đất:
Toàn bộ các máng kim loại, các bộ phận không mang điện bằng kim loại của các thiết bị điện và cực tiếp địa của ổ cắm phải được nối đất một cách chắc chắn.
- Cọc tiếp địa:
– Cọc tiếp địa được làm bằng thép bọc kẽm có hình dáng kích thước theo thiết kế và chiều dài không nhỏ hơn 2mét.
– Đóng sâu xuống đất sao cho đỉnh của cọc dưới bề mặt hoàn thiện ít nhất là 0,80m.
- Dây nối đất:
Làm bằng thép dẹt mạ kẽm phù hợp với TIS 64 – 2517, và có kích thước như trong bản vẽ.
11.2 Hệ thống ống, máng bảo hộ:
- Máng điện:
Máng điện dầy 1,2mm sơn tĩnh điện hoặc mạ kẽm
- ống nhựa PVC:
ống nhựa PVC phải là loại ống cứng hoặc ống mềm chống cháy chuyên dùng cho việc đi dây điện phù hợp với tiêu chuẩn TIS 216 – 2520
- ống nhựa chịu lực HDPE được dùng cho việc luồn cáp trong ống ngầm đất ở ngoài nhà.
- Máng DLP:
Kích thước 65×195 có 03 ngăn chạy nổi sát chân tường dùng để luồn dây điện, dây điện thoại, dây mạng máy tính…
- Sử dụng ống của hãng legrand, clipsal hoặc AC… hoặc tương đương.
11.3 Đèn chiếu sáng, ổ cắm, công tác:
- Bộ đèn:
– Dây điện bên trong bộ đèn Halogen, Metal halide phải sử dụng loại vỏ bọc A-mi-ăng có khả năng chịu nhiệt ít nhất là 90oC hoặc dây có vỏ bọc nhựa có độ chịu nhiệt tương đương.
– Đui đèn sợi đốt bằng sứ hoặc bằng composit chịu nhiệt.
– Bộ đèn dùng bóng huỳnh quang phải có khung bằng tôn dầy ít nhất 0,4mm phủ sơn tĩnh điện.
– Bộ đèn ngoài trời phải là loại chịu mọi thời tiết, có khả năng chống ẩm, chống bụi và bức xạ mặt trời.
- Phụ kiện của đèn:
– Đui đèn và đế đèn huỳnh quang phải phù hợp với tiêu chuẩn BS/NEMA/VDE.
– Đế đèn huỳnh quang phải là loại khoá xoay, bằng nhựa tráng chịu nhiệt.
– Đui đèn sợi đốt là loại đui xoáy kiểu E27 bằng sứ hoặc composit chịu nhiệt.
– Đèn Halogen là loại điện áp thấp 12V.
– Biến áp cho đèn Halogen phải là loại dây quấn.
– Biến áp phải được nhà sản xuất bảo hành ít nhất một năm.
– Tất cả chấn lưu cho đèn huỳnh quang dùng chấn lưu điện tử.
– Tắc te phải có tụ điện chống xung nhiễu.
– Vỏ tắc te phải là vật liệu chịu nhiệt.
– Đèn huỳnh quang lắp âm (nếu có) trần bao gồm vỏ đèn, bóng đèn, chấn lưu, đui, tụ điện bù (Nếu có), chống phản xạ và các phụ kiện đi kèm.
– Đèn huỳnh quang lắp nổi (nếu có) bao gồm vỏ đèn có gioăng chống nước, bóng đèn, chấn lưu, đui, choá phản xạ, màn chắn nước. Toàn bộ đèn phải đảm bảo đạt IP54 trở lên.
– Đèn bán nguyệt lắp nổi dưới trần (nếu có) dùng bóng sợi đốt 40W – 60W. Bộ đèn có đế bằng nhựa hoặc kim loại, chao bằng thuỷ tinh mờ hoặc nhựa. Toàn bộ đèn có mầu trắng.
Các thiết bị trên sử dụng sản phẩm của hãng Philips, Davis, Thorn,…hoặc tương đương.
11.4. Công tắc, ổ cắm:
– ổ cắm công tắc là loại lắp chìm tường có các thông số ghi trên bản vẽ.
– Phải lắp các thiết bị chống nước IP54 (hoặc cấp cao hơn) ở những chỗ ngoài trời hoặc có chỉ thị chống nước.
– Công tắc đèn phải là loại tiếp điểm bập bênh có đánh dấu chiều tắt bật, dòng điện 10A 250V.
– Phù hợp với tải là đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang.
– ổ cắm nhỏ nhất là loại 15A 250V có cực nối đất.
– Tất cả các công tắc và ổ cắm phải có cùng một kiểu dáng và cùng một nhà sản xuất.
11.5. Đo đếm hạ áp gồm:
– Các biến dòng đo lường, chống sét van, công tơ hữu công, vô công
– Tủ điện áp có MCCB hoặc ACB 4P 1250A – 50kA, bộ thanh cái đầu ra phải có ít nhất 04 điểm đấu cáp điện 300mm2/pha.
11.6. Tủ điện tổng:
Với tủ điện chính, các nhà chế tạo các thiết bị đóng cắt có thể được chấp nhận, các nhà sản xuất khác có thể được xem xét theo yêu cầu: Schneider – Electric; ABB; Siemens…hoặc tương đương
11.7. Tủ điện phân phối:
Với tủ điện phân phối, các nhà chế tạo các thiết bị đóng cắt sau đây có thể được chấp nhận. Các nhà sản xuất khác có thể được xem xét theo yêu cầu: Schneider – Electric; ABB; Siemens….. hoặc tương đương.
11.8. Các tủ điện đứng:
Một khung nền được tạo thành bởi các khoang mạ kẽm có chiều cao tối thiểu 75mm.
- Hệ thống cửa tủ:
– Được chế tạo bằng thép tấm gấp nếp dày 2.0mm
– Có chứa sơ đồ mạch đặt bên trong cửa cho cầu chì và ngắn mạch bảng phân phối
– Khi có cửa đi vào khoanh thanh cái và khoang đi dây thì các cửa phải được đảm bảo ở trạng thái đóng bằng tay vao đường kính lớn mà không thể mở bằng tay,.
– Không vượt quá khối lượng 20kg
– Sử dụng loại gioăng đệm có thể nén giữa các khe kim loại để ngăn bụi và ẩm thâm nhập.
– Có các bộ làm cứng cửa để giữ cửa cho cửa được vững.
– Có tay cầm Nếu cửa khó tháo rời.
- Bảng điện, nắp lỗ khoá và nắp đậy:
– Được làm từ các tấm thép gấp Nếu 2.0mm.
– Có kích thước sao cho việc tháo dỡ nắp đậy dễ dàng.
– Bao gồm 2 tay cầm.
- Bề mặt:
– Được xử lý phù hợp chống gỉ trước khi sơn.
– Có tối thiểu một lớp sơn lót.
11.9. Cầu dao tự động nhánh (MCB):
– Các MCB là kiểu giới hạn dòng bảo vệ cả ngắt nhanh khi ngắn mạch.
– Dung lượng ngắt dòng ngắn mạch không được nhỏ hơn 10000A đối với mạch chiếu sáng và không nhỏ hơn 15000A đối với khối máy của điều hoà.
– Các phần mang điện phải được bảo vệ tránh chạm trực tiếp vào.
– MCB phải hoạt động tốt trong môi trường có độ ẩm 95% và nhiệt độ cao tới 40oC.
– Các tiếp điểm là lợi hợp kim bạc không hàn. Có chỉ thị “ON” và “OFF” tương ứng với vị trí của tiếp điểm.
- Hệ thống chống sét:
– Toàn bộ hệ thống chống sét tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam TCXD46: 1984
– Sử dụng thiết bị chống sét.
- Đầu thu sét:
Cấu tạo bằng đồng hoặc thép không gỉ thích hợp với môi trường và nhiều bụi.
- Cọc tiếp địa:
Cọc tiếp địa được làm bằng thép bọc đồng có đường kính không nhỏ hơn 16mm và chiều dài không nhỏ hơn 2mét, và được đóng sâu xuống đất sao cho đỉnh của cọc dưới bề mặt hoàn thiện ít nhất là 0,80m.
- Dây nối đất:
Dây nối đất chính đi từ bãi tiếp địa tới đầu thu sét phải được làm bằng dây đồng phù hợp với TIS64 – 2517 hoặc tiêu chuẩn Việt Nam.
- Nối đất:
Mối nối của dây nối đất chính phải được thực hiện bằng phương pháp hàn nhiệt nóng chảy, đai kẹp hoặc theo hướng dẫn lắp đặt của hãng sản xuất.
- Hệ thống cấp thoát nước:
– Đường ống cấp nước dùng loại ống thép tráng kẽm. Các ống nước thải và nước mưa dùng loại vật liệu phù hơp với yêu cầu kỹ thuật.
– Trong hệ cấp nước lạnh dùng các van, khoá bằng kim loại (đồng thau, inox, gang, đúc…) phù hợp với công nghệ Việt Nam, hoặc liên doanh mới 100%.
CHƯƠNG V
CÁC YÊU CẦU VỀ TRÌNH TỰ THI CÔNG, LẮP ĐẶT;
– Nhà thầu chịu hoàn toàn trách nhiệm về kĩ thuật và giải pháp thi công của mình nhằm đảm bảo tuân thủ đầy đủ và đúng đắn các yêu cầu kĩ thuật qui định và giám sát của Tư vấn giám sát và cán bộ giám sát bên A.
– Trong quá trình thi công chúng tôi thường xuyên theo dõi và kiểm tra chất lượng tại hiện trường và phải ghi chép cẩn thận vào sổ nhật kí thi công. Đối với các tài liệu cơ bản, tài liệu thí nghiệm, biên bản nghiệm thu, và lập thành hồ sơ lưu giữ cả ở công trường lẫn văn phòng của Nhà thầu để cán bộ giám sát, cán bộ quản lý dự án, CĐT và bất kì người nào khác được CĐT ủy quyền có thể tham khảo và xem xét vào bất cứ thời gian nào.
– Cán bộ tư vấn giám sát hoặc Cán bộ Ban quản lý dự án có quyền yêu cầu NT xử lí, phá bỏ hoặc thi công lại hạng mục công việc mà kết quả kiểm tra cho thấy không đảm bảo chất lượng theo đúng các yêu cầu kỹ thuật qui định. Trong trường hợp như vậy NT phải gánh chịu mọi chi phí liên quan đến việc thi công lại của NT.
CHƯƠNG VI
CÁC YÊU CẦU VỀ VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM, AN TOÀN
– Tất cả thí nghiệm thuộc trách nhiệm chúng tôi thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và theo chỉ dẫn kỹ thuật thi công và NT phải chịu mọi chi phí thí nghiệm khác để kiểm tra chất lượng công trình xây dựng theo yêu cầu của cơ quan giám định và các cơ quan quản lý Nhà nước khác trừ công việc thí nghiệm nén tĩnh thuộc trách nhiệm của CĐT.
– Riêng các thí nghiệm theo yêu cầu của CĐT để kiển tra xác suất, kiểm tra đối chứng (số mẫu ngoài số lượng quy định của Nhà nước và chỉ dẫn kỹ thuật), Nếu kết quả thí nghiệm cho thấy chất lượng thi công không đạt yêu cầu thì Nhà thầu chúng tôi chịu mọi chi phí, nếu chất lượng đạt yêu cầu thì CĐT chịu cho phí.
CHƯƠNG VII
BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG NHÂN LỰC VÀ THIẾT BỊ PHỤC VỤ THI CÔNG
– Bố trí các thiết bị phục vụ thi công: Để đáp ứng yêu cầu thi công nhanh, bảo đảm chất lượng và hiệu quả kinh tế, NT phải bố trí đủ số lượng, chủng loại các thiết bị thi công, thiết bị thí nghiệm hiện đang sử dụng tốt, phù hợp với tính chất gói thầu.
– Giải pháp dự phòng: Trong truờng hợp các máy móc thiết bị bị hỏng hóc không thể khắc phục ngay được, NT sẽ huy động ngay các thiết bị dự phòng bổ xung để đảm bảo tiến độ thi công.
CHƯƠNG VIII
YÊU CẦU VỀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG TỔNG THỂ VÀ CÁC HẠNG MỤC
- Bố trí mặt bằng:
NT bố trí một khu vực đất thích hợp cho việc xây dựng văn phòng làm việc, nhà kho, lán trại, khu WC và các phương tiện bảo quản tạm thời, căn cứ vào bản vẽ bố trí địa điểm của NT đã được CĐT phê duyệt. Toàn bộ chi phí xây dựng, dọn dẹp do NT chịu. NT chịu trách nhiệm giải quyết các tuyến thoát nước mưa, nước thải liên quan đến khu vực thi công và sinh hoạt của mình.
- Điện nước:
Nhà thầu liên hệ với Chính quyền địa phương và Cơ quan chức năng để đảm bảo điện nước phục vụ cho thi công cũng như sinh hoạt cho công nhân. NT tự xây dựng bể chứa nước và lắp đặt tủ điện cần thiết cho thi công và sinh hoạt.
- Hàng rào và việc bảo vệ:
NT phải trang bị bằng chi phí của mình hàng rào công trường ở những khu vực cần thiết để bảo vệ công trường, kho tàng, lán trại. CĐT sẽ không chịu trách nhiệm việc giám sát. NT phải tự tổ chức việc bảo vệ và giám sát, tự chịu phí tổn cũng như rủi ro. Tường rào phải cao > 2m và có bạt bao bọc công trường tránh bụi bẩn và vật liệu bắn ra ngoài ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Dọn dẹp và vệ sinh công trường:
– Công tác dọn dẹp, bố trí công trường do NT chịu phí tổn. NT có trách nhiệm giữ gìn công trường xây dựng sạch sẽ, gọn gàng. NT phải có trách nhiệm thu gom, vận chuyển và tiêu hủy gạch, vữa, rác rưởi dưới dạng phát sinh do các công việc tiến hành theo hợp đồng của NT .
– NT phải trình bày phương án đảm bảo vệ sinh cho các phương tiện vận tải ra vào công trường theo quy định của chính quyền sở tại.
– NT luôn luôn có trách nhiệm phải thực hiện bất kỳ lúc nào việc dọn dẹp của bất kể loại công việc gì khi cần thiết mà không gây phát sinh thêm việc thanh toán cho các công việc bổ sung.
- YÊU CẦU VỀ HỆ THỐNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG
- CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CỦA CĐT:
– Yêu cầu đối với các công tác giám sát thi công: Là chấp hành đúng các quy định của hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, các cam kết về chất lượng theo hợp đồng giao nhận thầu.
– Trách nhiệm về giám sát thi công được quy định theo các giai đoạn trong quá trình thi công.
- Giai đoạn chuẩn bị thi công:
Kiểm tra vật liệu ở hiện trường, không cho phép đưa vật liệu không phù hợp tiêu chuẩn về chất lượng và quy cách và sử dụng tại công trình, kiểm tra thiết bị, không cho phép sử dụng thiết bị không phù hợp với công nghệ và chưa kiểm định. Trường hợp cần thiết phải lấy mẫu thi nghiệm các tính chất của vật liệu, cấu kiện, chế phẩm xây dựng…
- Giai đoạn thực hiện xây, lắp:
– Theo dõi, giám sát thường xuyên công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị, kiểm tra hệ thống đảm bảo chất lượng, kế hoạch chất của NT xây dựng, nhằm đảm bảo việc thi công xây lắp theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt. Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động mà NT xây dựng đề xuất.
– Các kết quả kiểm tra phải được ghi vào sổ chất lượng công trình, Nếu có sai phạm phải lập biên bản. Tư vấn giám sát, Giám định chất lượng phải thông báo cho CĐT và phối hợp với Chủ đầu tu đưa ra các quyết định phù hợp hoặc CĐT yêu cầu NT đưa ra khỏi công trình những vật liệu, máy móc, thiết bị thi công kém chất lượng kể cả cán bộ, kỹ sư điều hành và công nhân có sai phạp về chất lượng thi công.
– Kiểm tra xác nhận về khối lượng, chất lượng, tiến độ các công việc.
– Lập báo cáo tình hình chất lượng và tiến độ phục vụ giao ban thường kỳ của CĐT.
– Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những phát sinh trong thi công.
– Thực hiện nghiệm thu các công tác xây lắp, biên bản nghiệm thu trong giai đoạn xây lắp theo các phụ lục của quy định này
– Đối với những bộ phận, hạng mục công trình hoặc cong trình trong quá trình thi công xây lắp có các hiện tượng giảm chất lượng, có độ lún vượt quá dự báo của thiết kế hoặc các quy định của các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng hiện hành, trước khi nghiệm thu phải có văn bản đánh giá sự tác động xấu do lún đến công trình của đơn vị thiết kế, cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.
- Giai đoạn hoàn thành công trình:
– Tổ chức giám sát chất lượng của CĐT phải kiểm tra, tập hợp toàn bộ hồ sơ pháp lý và tài liệu về quản lý chất lượng.
– Sau khi kiểm tra, Nếu có các hạng mục công trình đã hoàn thành có chất lượng đạt yêu cầu thiết kế được duyệt, phù hợp với tiêu chuẩn về nghiệm thu công trình, CĐT sẽ tổ chức tổng nghiệm thu lạp thành biên bản nghiệm thu.
– Biên bản nghiệm thu hoàn thành xây dựng các hạng mục công trình là căn cứ pháp lý để CĐT làm thủ tục bàn giao đưa công trình và khai thác sử dụng và là cơ sở quyết toán công trình.
- Công tác tổ chức nghiệm thu:
– Công tác nghiệm thu công trình phải được tiến hành từng đợt ngay sau khi làm xong những khối lượng côn trình khuất đã lấp, những kết cấu chịu lực , những bộ phận hay hạng mục công trình và toàn bộ công trình, đồng thời đảm bảo giá trị khối lượng các công việc đã hoàn thành được nghiệm thu theo kỳ thanh toán của Hợp đồng đã ký kết.
– Việc nghiệm thu từng phần và toàn bộ công rình do Chủ đầ tư tổ chức thực hiện với sự tham gia của đơn vị tư vấn, thiết kế, xây lắp, cung ứng thiết bị. Cơ quan giám định chất lượng ( Cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng theo phân cấp tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của CĐT.
– Các biên bản nghiệm thu xây lắp, hoàn thành giai đoạn xây lắp, nghiệm thu hay thiết bị chạy thử tổng hợp, nghiệm thu hạng mục hoặc công trình được lập theo các Phụ lục của quy định này.
– Biên bản tổng nghiệm thu bàn giao công rình là văn bản pháp lý để CĐT đưa công trình vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư.
- Công tác thí nghiệm:
Riêng các thí nghiệm theo yêu cầu của CĐT để kiển tra xác suất, kiểm tra đối chứng (số mẫu ngoài số lượng quy định của Nhà nước và chỉ dẫn kỹ thuật), Nếu kết quả thí nghiệm cho thấy chất lượng thi công không đạt yêu cầu thì NT phải chịu mọi chi phí, nếu chất lượng đạt yêu cầu thì CĐT chịu cho phí.
- Công tác sửa chữa các sai sót:
– Các sai sót thuộc trách nhiệm của NT thì NT phải sửa chữa khắc phục triệt để, đồng thời phải được CĐT nghiệm thu, mọi chi phí do NT chịu. Trong HSDT NT phải nêu được các phương án dự phòng để sửa chữa các sai sót hay khuyết tật thường xảy ra do thi công.
– Nếu NT không tiến hành sửa chữa các sai sót kịp thời thì CĐT có quyền thuê đơn vị thi công khác thực hiện, mọi chi phí do NT chịu. Các sai sót do Hồ sơ thiết kế của cơ quan thiết kế lập thì Cơ quan thiết kế chịu trách nhiệm theo quy định hiện hành.
- YÊU CẦU VỀ HỆ THỐNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG CỦA NHÀ THẦU:
– Yêu cầu đối với công tác tự kiểm tra chất lượng là chấp hành đúng yêu cầu của thiết kế và các cam kết trong hợp đồng giao nhận thầu. Thực hiện đúng trình tự nghiệm thu tại quy định này và các quy định quả lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành.
– NT xây dựng phải báo cáo đầy đủ quy trình phương án tự kiểm tra chất lượng sản phẩm đối với CĐT để CĐT giám sát việc thực hiện.
CHƯƠNG IX
CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG
- Biện pháp chung :
Nhà thầu chịu trách nhiệm về an toàn lao động trên công trường. Nhà thầu tuân thủ qui phạm kỹ thuật an toàn lao động trong xây dựng TCVN 5308 – 91 và áp dụng các biện pháp cụ thể sau :
– Thành lập hệ thống an toàn lao động chuyên trách hoặc kiêm nhiệm từ cấp chỉ huy đến cấp đội, tổ sản xuất.
– Lập và duyệt biện pháp ATLĐ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm từ cấp chỉ huy đến cấp đội, tổ sản xuất.
– Lập và duyệt biện áp ATLĐ cho từng giai đoạn thi công, từng hạng mục, từng kết cấu công trình. Tổ chức học tập, huấn luyện cho toàn cán bộ, công nhân tham gia trên công trường.
– Thiết lập nội qui an toàn, biển báo, biển cấm trên công trường. Thi công hàng rào tạm để ngăn cách công trình với khu vực xung quanh.
– Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kiểm tra định kỳ về công tác bảo hộ và an toàn lao động.
– Lập biện pháp an toàn chi tiết cho từng công việc, biện pháp được cấp trên duyệt và đưa ra phổ biến, huấn luyện cho người trực tiếp thi công.
– Khi thi công phía dưới có lan can an toàn, lưới an toàn, làm việc ban đêm có đủ ánh sáng.
– Các thiết bị máy móc sử dụng được kiểm định, có đủ lý lịch máy và được cấp giấy phép sử dụng theo quy định của Bộ lao động.
– Trong khi thi công, mọi người có đủ trang bị bảo hộ lao động như : Giầy vải, quần áo bảo hộ lao động, mũ nhựa cứng…v…v….
– Trong thời gian làm việc tại hiện trường nghiêm cấm mọi người không được uống rượu, bia, hút thuốc hoặc sử dụng bất cứ chất kích thích nào làm cho thần kinh căng thẳng.
– Liên hệ trước với công an khu vực, công an PCCC để phối hợp hiện đồng công tác giữ gìn an ninh trật tự khu vực phòng chống cháy nổ.
– Chỉ huy trưởng công trường tiến hành hợp đồng với bệnh viện khu vực về việc vận chuyển cấp cứu bệnh nhân đau ốm, tai nạn trên công trường.
– Do công việc thi công xen kẽ và trên diện rộng nên chỉ huy công trường phải thông báo tình trạng an toàn lao động và khu vực nguy hiểm trong cuộc giao ban hàng ngày.
– Mạng điện thi công được cố định trên hệ thống cột chắc chắn tại những điểm vượt qua đường giao thông cao hơn 4,5m để xe không quệt vào, các tủ phân phối điện và các thiết bị điện có cầu dao và attomatch bảo vệ và tiếp địa tốt. Hệ thống điện chiếu sáng được tính đảm bảo đủ độ chiếu sáng khi thi công ban đêm.
– Khi làm việc trên cao, nhất là những vị trí không có lưới án toàn nhất thiết phải đeo dây an toàn, dây an toàn được kiểm tra về chất lượng và buộc vào điểm chắc chắn.
– Khi thi công phần đà giáo, cốp pha, sàn công tác… được kiểm tra nghiệm thu xong mới được đưa vào sử dụng.
– Khi làm việc trên cao, cấm ném các vật từ trên cao xuống đất hoặc từ dưới lên trên. Có lưới án toàn che chắn khu vực thi công trên cao.
– Sử dụng đúng loại thợ, không được sử dụng chồng chéo, thợ vận hành máy có chứng chỉ và có kinh nghiệm vận hành máy ít nhất là 1 năm.
– Tại công trường có cán bộ y tế trực hiện trường. Tổ chức khám sức khoẻ
– Thành lập ban chỉ huy PCCC do đồng chí chỉ huy công trường chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật về các điều kiện an toàn trong khu vực công trường mà mình phụ trách.
– Thành lập đội PCCC nghiệp vụ được lựa chọn từ các công nhân tham gia thi công, lực lượng này được tổ chức học tập, huấn luyện nghiệm vụ cơ bản về công tác PCCC.
– Lắp đặt điện thoại và có các số quay cần thiết như cấp cứu, công an, PCCC.
Ngoài các qui định trên với từng công việc chuyên ngành của từng đơn vị phải có nội qui an toàn riêng mà mọi người phải chấp hành.
- Biện pháp an toàn lao động cho các công tác chủ yếu:
- Về con người tham gia thi công trên công trường :
– Tuổi nằm trong khoảng tuổi lao động theo qui định của nhà nước.
– Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khoẻ.
– Cấm những người đã có tiền án, tiền sự vào thi công công trình.
– Cấm tuyệt đối công nhân không được uống rượu bia khi làm việc.
– Trước khi tiến hành các công tác mọi công nhân đều được phổ biến các qui định về an toàn lao động.
- An toàn trong công tác sử dụng xe máy thi công.
Tất cả các loại xe máy thiết bị được sử dụng và quản lý theo TCVN 5308 – 91.
– Có bảng nội qui sử dụng máy móc thiết bị thi công.
– Bảo dưỡng thiết bị và dụng cụ sao cho luôn ở điều kiện hoạt động tốt, an toàn.
– Vận hành thiết bị máy móc chỉ khi các thiết bị trên hoạt động an toàn.
– Người điều khiển xe máy thiết bị phải là người được đào tạo, có chứng chỉ nghề nghiệp, có kinh nghiệm chuyên môn và có đủ sức khoẻ.
Những xe máy có dẫn điện động phải được :
– Bọc cách điện hoặc che kín phần mang điện.
– Kết cấu của xe máy phải đảm bảo.
– Có tín hiệu khi máy ở chế độ làm việc không bình thường.
– Thiết bị di động có trang bị tín hiệu thiết bị âm thanh hoặc ánh sáng.
– Có cơ cấu điều khiển loại trừ khả năng tự động mở hoặc ngẫu nhiên đóng mở.
– Vị trí đặt xe máy, thiết bị phải đảm bảo khoảng cách giữa điểm biên của thiết bị đến đường dây tải điện như sau :
+ Đến đường dây có điện áp < 1KV là 1,5 m
+ Đến đường dây có điện áp 1 – 20 KV là 2 m
+ Đến đường dây có điện áp 20 – 35 KV là 4m.
Trong tầm hoạt động của máy móc thiết bị phải có biển báo nguy hiểm, biển báo công trường đang thi công, có hàng rào ngăn không cho người ngoài vào khu vực thi công.
Cán bộ, công nhân vào tham gia thi cônng phải đảm bảo sức khoẻ, khi vào thi công phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo yêu cầu của công tác.
- An toàn sử đụng điện thi công :
Việc lắp đặt và sử dụng các thiết bị điện và lưới điện thi công tuân theo các điều dưới đây và theo tiêu chuẩn – An toàn điện trong xây dựng – TCVN 4036 – 85.
– Công nhân điện, công nhân vận hành thiết bị điện đều phải có tay nghề và được học an toàn về điện, công nhân phụ trách điện trên công trường là người có kinh nghiệm quản lý điện thi công.
– Điện trên công trường được chia làm 2 hệ thống động lực và chiếu sáng riêng, có cầu dao tổng và các cầu dao phân nhánh.
– Trên công trường có niêm yết sơ đồ lưới điện; công nhân điện phải nắm vững sơ đồ lưới điện. Chỉ có công nhân điện – người được trực tiếp phân công mới được sửa chữa, đấu, ngắt nguồn điện.
– Dây tải điện động lực bằng cáp bọc cao su cách điện, dây tải điện chiếu sáng được bọc PVC.
– Thực hiện nối đất, nối không cho phần vỏ kim loại của các thiết bị điện và cho dàn giáo khi lên cao.
- An toàn trong công tác đất :
– Đào hố móng theo đúng thiết kế thi công đã duyệt trên cơ sở tài liệu khảo sát địa hình, địa chất thủy văn.
– Khi đào đất gặp tuyến ngầm lạ không đúng với hồ sơ thiết kế chỉ dẫn thì báo ngay cho Ban chỉ huy công trường biết để xử lý kịp thời.
– Làm hệ thống thoát nước và bơm nước cho khu vực hố đào theo thiết kế thi công.
– Hố móng được đào đúng taluy, không đào kiểu hàm ếch. Hố móng bố trí lối lên xuống rộng 500mm, bậc cao 300mm.
– Đặt biển báo trên miệng hố đào.
- An toàn trong thi công cốt thép, cốp pha :
– Cốp pha được chế tạo và lắp dựng theo đúng thiết kế thi công đã được duyệt và theo hướng dẫn của nhà chế tạo, của cán bộ kỹ thuật thi công.
– Không xếp đặt cốp pha trên sàn dốc, cạnh mép sàn, mép lỗ hổng.
– Lắp dựng cốp pha, cốt thép phải sử dụng dàn giáo làm sàn thao tác, không đi lại trên cốt thép.
– Lắp dựng cốt thép gần đường điện phải cắt điện.
– Trước khi đổ bêtông, phải nghiệm thu cốp pha và cốt thép.
– Thi công bêtông ban đêm cần có điện chiếu sáng, cường độ ánh sáng lấy từ 30 – 100 LUX, sáng cục bộ đạt 100 – 300 LUX.
– Đầm rung dùng trong thi công bêtông cần được nối đất cho vỏ đầm, dẫn điện từ bảng phân phối đến động cơ của đầm dùng dây bọc cách điện.
– Công nhân vận hành máy được trang bị ủng cao su cách điện và các phương tiện bảo vệ cá nhân khác.
– Lối đi lại phía dưới khu vực thi công cốt thép, cốp pha và bê tông cần đặt biển báo cấm đi lại.
– Khi tháo dỡ cốp pha phải thường xuyên quan sát tình trạng các cốp pha kết cấu. Sau khi tháo dỡ cốp pha, cần che chắn các lỗ hổng trên sàn; không xếp cốp pha trên sàn công tác, không thả ném bừa bãi, vệ sinh sạch sẽ và xếp cốp pha đúng nơi qui định.
- An toàn trong công tác hàn :
– Máy hàn cần có vỏ kín được nối với nguồn điện.
– Dây tải điện đến máy dùng loại bọc cao su mềm khi nối dây thì nối bằng phương pháp hàn rồi bọc cách điện chỗ nối. Đoạn dây tải điện nối từ nguồn đến máy không dài quá 1,5m.
– Chuôi kim hàn được làm bằng vật liệu cách điện cách nhiệt tốt.
– Chỉ có thợ điện mới được nối điện từ lưới điện vào máy hàn hoặc tháo lắp sửa chữa máy hàn. Có tấm chắn bằng vật liệu không cháy để ngăn xỉ hàn và kim loại bắn ra xung quanh nơi hàn.
– Thợ hàn được trang bị kính hàn, giày cách điện và các phương tiện cá nhân khác.
- An toàn trong công tác lắp dựng :
– Công nhân lắp dựng có chứng chỉ đào tạo và đảm bảo sức khoẻ theo qui định, hiểu biết về thi công lắp ghép. Khi làm việc phải tập trung, không được làm việc riêng, không được uống rượu trước và trong khi vận hành lắp dựng.
– Khi máy thi công phải có biển báo, hàng rào ngăn cách cho khu vực thi công. Trong quá trình lắp dựng không cho người đi lại dưới khu vực làm việc của máy.
– Khi nghỉ làm việc phải tắt máy và thu cần về vị trí để đảm bảo an toàn lao động.
- Đảm bảo an toàn trong công tác đà giáo:
– Đà giáo phục vụ thi công được lắp đủ thanh giằng, chân đế và các phụ kiện khác, được neo giữ vào kết cấu cố định của công trình, chống lật đổ. Có hệ thống tiếp đất, dẫn sét cho hệ thống dàn giáo.
– Khi có mưa gió từ cấp 5 trở lên, ngừng thi công lắp dựng cũng như sử dụng đà giáo. Không sử dụng đà giáo có biến dạng, nứt vỡ… không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Sàn công tác trên đà giáo lắp đủ lan can chống ngã.
– Kiểm tra tình trạng đà giáo trước khi sử dụng.
– Khi thi công lắp dựng, tháo dỡ đà giáo, cần có mái che hay biển báo cấm đi lại ở bên dưới.
- An toàn trong công tác xây :
– Trước khi thi công tiếp cần kiểm tra kỹ lưỡng khối xây trước đó.
– Chuyển vật liệu lên độ cao> 2m nhất thiết dùng tời kéo, không tung ném.
– Xây đến độ cao 1,5m kể từ mặt sàn, cần lắp dựng đà giáo rồi mới xây tiếp.
– Không tựa thang vào tường mới xây, không đứng trên ôvăng để thi công.
– Mạch vữa liên kết giữa khối xây với khung bêtông chịu lực cần chèn, đậy kỹ.
– Ngăn ngừa đổ tường bằng các biện pháp: Dùng bạt nilông che đậy và dùng gỗ ván đặt ngang má tường phía ngoài, chống từ bên ngoài vào cho khối lượng mới xây đối với tường trên mái, tường bao để ngăn mưa.
- An toàn trong công tác lắp đặt Hệ thống điện :
– Việc lắp đặt hệ thống điện trong nhà phải đảm bảo an toàn cho con người, không bị nguy hiểm do tiếp xúc với những bộ phận mang điện của thiết bị dùng điện trong khi vận hành bình thường. Nhà thầu sẽ đảm bảo trang bị điện làm việc an toàn trong môi trường đã định, không sinh ra tia lửa điện trong môi trường có nguy cơ cháy nổ. Bảo đảm khả năng tách rời về điện với Hệ thống điện. Tại đầu vào phải có thiết bị cắt điện chung để bảo vệ cho Hệ thống điện bên ngoài khi có sự cố. Các thiết bị bảo vệ được chọn sao cho chúng có tác động theo phân cấp có chọn lọc.
- An toàn trong thi công hoàn thiện:
– Trước khi thi công trát, lát, ốp…. cần đảm bảo ngắt điện hoàn toàn.
– Không sử dụng thang tựa làm chỗ đứng để thi công mà sử dụng đà giáo thép có sàn thao tác đồng bộ.
– Đưa vật liệu lên cao bằng vận thăng, vật liệu ( vữa, sơn, dầu…) đựng trong thùng có nắp đậy và chỉ đựng 3/ 4 thể tích của thùng.
– Đưa kính lên cao bằng khiêng tay, khi khiêng kính bố trí ít nhất 2 người, không xếp kính ở mép sàn, mép lỗ hổng, sàn dốc…
- An toàn trong khi thi công trên cao :
– Người tham gia thi công trên cao có giấy chứng nhận đủ sức khoẻ, được trang bị dây an toàn, có chất lượng tốt và có túi đồ nghề.
– Khi thi công trên độ cao 1,5m so với mặt sàn, phải đứng trên sàn thao tác, thang gấp… không đứng trên thang tựa, không đứng và đi lại trực tiếp trên kết cấu đang thi công.
– Khi chuẩn bị thi công trên mái, nhất thiết phải lắp xong hệ giáo vây xung quanh công trình, hệ giáo cao hơn cốt mái nhà là 1 tầng giáo ( bằng 1,5m). Giàn giáo phải nối với hệ thống tiếp địa.
– Khi thi công trên cao mặt ngoài công trình và các vị trí nguy hiểm phải đeo dây an toàn. Tạo hệ thống lưới an toàn xung quanh công trình chống các vật rơi từ trên cao xuống.
- An toàn thi công trong mùa mưa bão:
Nhà thầu phải lập phương án và bố trí lực lượng ứng trực trong mùa mưa bão. Phải chuẩn bị sẵn các dụng cụ như dây, lưới chằng, cọc néo, máy bơm nước…
Khi mưa bão xảy ra phải nhanh chóng tiến hành chằng buộc neo giữ các công trình tạm cũng như các bộ phận đang thi công dở dang. Máy vận thăng phải được neo giữ chắc chắn, các loại cẩu đều phải hạ cần, cắt cầu dao điện tổng. Phải thu dọn hết các lôại vật tư nhẹ trên sàn, đề phòng gió bão thổi bay gây nguy hiểm. Các loại vật tư như xi măng, gỗ cửa, sơn….phải được che chắn cẩn thận, chắc chắn. Các cấu kiện đang lắp dựng phải có biện pháp neo giữ chắc chắn, nếu không phải hạ xuống đất.
Sau khi mưa bão, phải tiến hành bơm thoát nước cho công trường, nhất là các hố móng. Các bộ phận bị hư hỏng cần được khắc phục ngay, nếu không khắc phục được thì phá đi làm lại.
Bộ máy gồm: một Trưởng ban phòng chống lụt bão ( cũng là Trưởng ban ATLĐ của công trường) và một số uỷ viên. Lực lượng phòng chống bão lụt được tập huấn về công tác phòng chống bão lụt.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG
CÔNG TÁC BẢO HIỂM :
Toàn bộ công nhân làm việc trên công trường được mua bảo hiểm tai nạn trong suốt thời gian làm việc trên công trường.
Toàn bộ xe máy trên công trường được mua bảo hiểm dân sự.
Nhà thầu sẽ mua bảo hiểm rủi ro về xây lắp và bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ 3.
KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ phần thuyết minh biện pháp tổ chức và kỹ thuật thi công gói thầu Cải tạo gia đoạn II trường đạt chuẩn quốc gia trườn trung học cơ sở nguyễn trãi
Với đội ngũ cán bộ, kỹ sư lành nghề đã thi công nhiều công trình với qui mô vừa và lớn, Nhà thầu liên danh Công Ty CP Tập Đoàn Đông Đô – Công Ty CP Xây Dựng Tuổi Trẻ Thủ Đô chúng tôi đảm bảo đáp ứng nhanh tiến độ thi công công trình cũng như đảm bảo bảo chất lượng kỹ, mỹ thuật công trình.
Nếu được trúng thầu, chúng tôi xin cam đoan đem hết khả năng của Công ty để hoàn thành công trình đảm bảo chất lượng, mỹ thuật, tiến độ, an toàn lao động và các yêu cầu khác của Chủ đầu tư.
Cùng với việc trình bày biện pháp trên đây chúng tôi có gửi kèm theo một số bản vẽ và tiến độ thi công để minh hoạ. Chúng tôi hy vọng với trách nhiệm và ý thức làm cho công trình tốt nhất sẽ được sự quan tâm lưu ý của Chủ đầu tư.
Xin trân trọng cảm ơn !
ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU LIÊN DANH
Câu hỏi : sửa chữa giàn phơi
Mật khẩu: "ABCXYZ" (6 ký tự số) . Xem cách tải phía dưới.
Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉
Hiện tại mình đang có bán thư viện xây dựng cũng như các combo khóa học giá cực rẻ cho anh em xây dựng, bao gồm:
🔸1. Kho tài liệu xây dựng 11Gb (thư viện BPTC, thư viện BVTK lĩnh vực XDDD và Giao thông cầu đường): Giá 200k
Link: https://hosoxaydung.com/full-kho-tai-lieu-xay-dung-11gb/
🔸2. Thư viện Sketchup khổng lồ 900 Gb – Giá 299k
Link: https://hosoxaydung.com/thu-vien-sketchup-700gb-gia-299k/
🔸3. Combo 4 khóa học Sketchup cơ bản và nâng cao giá 99k
Link: https://hosoxaydung.com/4-khoa-hoc-sketchup-co-ban-va-nang-cao/
🔸4. Commbo tài liệu học 80 khóa học REVIT - TELKA - ETAP - SAP - BIM ...
Link: https://hosoxaydung.com/commbo-tai-lieu-hoc-80-khoa-hoc-gia-500k
🔸5. Combo khóa học Autocad cơ bản và nâng cao chỉ với 99K
Link: https://hosoxaydung.com/combo-khoa-hoc-autocad-co-ban-va-nang-cao/
🔸6. Combo 15 khóa học Revit từ cơ bản đến nâng cao với chỉ với giá 200k.
Link: https://hosoxaydung.com/15-khoa-hoc-revit-tu-co-ban-den-nang-cao/
🔸7. Combo 7 khóa học Photoshop thực chiến từ nền tảng đến chuyên sâu - Giá 129k
Link: https://hosoxaydung.com/7-khoa-hoc-photoshop-thuc-chien/
🔸8. Combo 8 khóa học tinh học văn phòng từ cơ bản đến nâng cao chỉ với 99k
Link: https://hosoxaydung.com/combo-8-khoa-hoc-tinh-hoc-van-phong-tu-co-ban-den-nang-cao/
🔸9. Khóa học Etabs - Safe giá 50k
Link: https://hosoxaydung.com/khoa-hoc-etabs-safe-gia-50k/
🔸10. Khóa học họa viên kiến trúc - giá 50k
Link: https://hosoxaydung.com/khoa-hoc-hoa-vien-kien-truc-gia-50k/
☎Liên hệ: 0904.87.33.88 (Call/Zalo)
Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? Xem Cách Tải |
►Group Facebook Hồ Sơ Xây dựng : https://www.facebook.com/groups/hosoxaydung
►Group Facebook Thư viện xây dựng : https://www.facebook.com/groups/tailieunganhxd
►Group Kho bản vẽ - Thiết kế nhà đẹp : https://www.facebook.com/groups/khobanve
►Group 999 Mẫu nhà đẹp 2023 : https://www.facebook.com/groups/999nhadep
►Link nhóm Zalo Hồ Sơ Xây Dựng : https://bit.ly/zalohosoxd
►Link nhóm Zalo Tài liệu Xây dựng : https://bit.ly/zalotaileuxd
►Link nhóm Zalo Hiệp hội nhà thầu Việt Nam: https://bit.ly/zalonhathauvn
►Nhà thầu Xây dựng-Kiến trúc-Cơ Điện-Nội Thất: https://bit.ly/nhathauuytin
►Group Biện pháp thi công XDDD và CN: https://zalo.me/g/qvkyso862
►Group Biện pháp thi công Cầu đường - Thủy lợi: https://zalo.me/g/hyzzqm273
►Group Bản vẽ thiết kế XDDD-CN: https://zalo.me/g/luldrt443
►Group Bản vẽ thiết kế Cầu đường - Thủy lợi:https://zalo.me/g/ubdlaz229
Anh chị muốn Dowload hoặc hỗ trợ trực tiếp vui lòng để lại Email và số điện thoại. Team Hồ sơ xây dựng .com