Lập dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp tại Hà Đông Hà Nội

12Th7 - by Azhome Group - 0 - In THƯ VIỆN MẪU

+ Tham gia nhóm Zalo chia sẻ tài liệu
+ Zalo hỗ trợ 0912.07.64.66 bạn cần tìm tài liệu gì nhắn tin zalo này
+ Xem thêm: Thư viện xây dựng VIP

Các công trình hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia nhất là các nước phát triển như Việt Nam. Hơn thế nữa việc cung cấp các cơ sở hạ tầng thích hợp sẽ kích thích sự phát triển kinh tế, mà đấy chính là điều kiện tiên quyết quan trọng để giảm đói nghèo.
Download Lập dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp tại Hà Đông Hà Nội

Mật khẩu : Cuối bài viết

NỘI DUNG

Chương 1. Sự cần thiết phải đầu tư
Mở đầu
1.1. Những căn cứ pháp lý
1.2. Mục tiêu của Dự án
1.3. Hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hà Tây Hiện trạng kinh tế xã hội
1.3.1. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
1.3.2. Hiện trạng các ngành sản xuất tại Hà Tây
1.3.3. Hiện trạng ngành công nghiệp Hà Tây
1.3.4. Đánh giá tổng quan về kinh tế xã hội và phương hướng phát triển tỉnh Hà Tây thời kỳ 2006 – 2010
1.4. Phương hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế xã hội chủ yếu của Thành phố Hà Đông và định hướng đến năm 2020
1.4.1. Định hướng phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
1.4.2. Định hướng phát triển các ngành thương mại – dịch vụ
1.4.3. Dự báo thị trường của công nghiệp
1.4.4. Dự báo các Dự án đầu tư vào CCN
1.4.5. Sự cần thiết đầu tư
Chương 2. Lựa chọn hình thức đầu tư
2.1. Tên Dự án và hình thức đầu tư
2.2. Nguồn vốn
2.3. Giải pháp đầu tư
Chương 3. Địa điểm xây dựng cơ sở hạ tầng CCN Đồng Mai
3.l. Phân tích lựa chọn địa điểm
3.1.1. Phân tích địa điểm
3.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.1.3. Tình hình hiện trạng khu vực CCN
3.2. Hiện trạng công trình công cộng và công nghiệp
3.2.1 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật xã Đồng Mai
3.2.2 Đánh giá tổng hợp hiện trạng
3.3. Giải phóng mặt bằng
3.3.1. Căn cứ pháp lý
3.3.2. Công việc giải phóng mặt bằng (Số liệu tổng hợp điều tra trong CCN)
3.3.3. Công việc đền bù tái định cư định canh
3.3.4. Tính toán kinh phí bồi thường thiệt hại
Chương 4. Phương án kiến trúc và giải pháp xây dựng
4.1. Nhu cầu và cơ cấu nhóm ngành nghề trong CCN
4.1.1. Đặc điểm và tính chất CCN
4.1.2. Các thành phần chức năng CCN
4.2. Cơ cấu quy hoạch CCN
4.2.1. Tổ chức không gian chung
4.2.2. Phân bố cơ cấu sử dụng đất
4.3. Dự báo nhu cầu lao động trong cụm công nghiệp
Chương 5. Quản lý thực hiện và phương án khai thác dự án
5.1. Tiến độ thực hiện dự án
5.1.1. Tiến độ tổng quát
5.1.2. Biện pháp thực hiện
5.2. Tổ chức quản lý khai thác Dự án
5.2.1. Tổ chức quản lý khai thác Dự án
5.2.2. Tổ chức quản lý điều hành thực hiện và khai thác dự án
5.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý và nhân sự
5.2.4. Chính sách thu hút đầu tư
Chương 6. Tổng mức đầu tư, nguồn vốn và phân tích hiệu quả
6.1 Tổng vốn đầu tư dùng để tính hiệu quả kinh tế
6.2 Cơ cấu sử dụng vốn cố định
6.3 Hiệu quả đầu tư
6.3.1 Các số liệu cơ bản để phân tích hiệu quả kinh tế
6.3.2 Giá cho thuê đất và các chi phí
6.3.3 Phân tích hiệu quả dự án
Chương 7. Kết luận và kiến nghị
8.1. Kết luận
8.2. Kiến nghị
Phần Phụ lục
Phụ lục 1. Các văn bản pháp lý
Phụ lục 2. Phần phân tích kinh tế

Chương l
SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
MỞ ĐẦU
Hà Tây bao quanh Thủ đô Hà Nội về 2 phía Tây và Nam với 5 cửa ngõ vào Thủ đô qua các Quốc lộ 1, 6, 32 và đường cao tốc Láng – Hoà Lạc, Pháp Vân – Cầu Giẽ. Hà Tây nằm trên khu vực chuyển tiếp từ Tây Bắc và Trung du miền Bắc với đồng bằng sông Hồng qua một mạng lưới giao thông đường thuỷ, đường sắt và các bến cảng tương đối phát triển. Đồng thời, tỉnh giáp liền với Thủ đô Hà Nội và khu tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu phát triển cho vùng Thủ đô Hà Nội, trong đó có mối quan hệ hữu cơ giữa Thủ đô Hà Nội với các tỉnh xung quanh như Hà Tây, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Dương, TP Hải Phòng, TP Hạ Long. Trong không gian vùng Thủ đô Hà Nội, đã đang và sẽ tiếp tục được đầu tư để hình thành các mối liên kết về phát triển kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và không gian phát triển hệ thống đô thị, các cơ sở sản xuất, dịch vụ trên diện rộng. Trong đó các khu vực liền kề các cửa ngõ hướng vào Thủ đô Hà Nội sẽ có những tác động ảnh hưởng thực tiếp, giao thoa trên nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội, đô thị, công ăn việc làm, trường lao động, thị trường cung cấp, tiêu thụ sản phẩm… Từ đó cũng có những cơ hội trong đầu tư và phát triển. Chính vì vậy Thành phố Hà Đông cũng có nhiều lợi thế và cơ hội để phát triển thông qua các liên kết trên diện rộng của vùng Thủ đô Hà Nội.
Thành phố Hà Đông là Tỉnh lỵ tỉnh Hà Tây, là đô thị liền kề phía Tây Nam Thủ đô Hà Nội, nằm dọc trên quốc lộ 6 nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi Tây Bắc, thuộc lưu vực của 2 sông Nhuệ và sông Đáy. Hiện nay, đây là vùng đất chịu ảnh hưởng lớn bởi tốc độ đô thị hoá của vùng Thủ đô Hà Nội.
Xã Đồng Mai thuộc địa bàn huyện Thanh Oai trước đây được chính thức chuyển về địa bàn Thành phố Hà Đông. Việc triển khai xây dựng các cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn Thành phố nói chung trong đó dự kiến phát triển thêm cụm công nghiệp tại xã Đồng Mai là phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn, phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hà Đông đến năm 2020, thời điểm triển khai xây dựng Cụm công nghiệp Đồng Mai trong giai đoạn hiện nay là phù hợp.
1.1. Những căn cứ pháp lý
ã Căn cứ Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 10;
ã Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính Phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
ã Căn cứ Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 10/12/2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4;
ã Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai;
ã Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4;
ã Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính Phủ về Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình. Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính Phủ;
ã Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;
ã Quyết định số: 10/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về Định mức chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Quyết định số: 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về Định mức chi phí lập dự án và thiết kế xây dựng công trình;
ã Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư;
ã Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
ã Căn cứ thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
ã Quyết định số 872/QĐ-UBND ngày 13/7/2005 của UBND tỉnh Hà Tây ban hành Quy định về xây dựng và quản lý các cụm công nghiệp, các điểm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
ã Quy chuẩn xây dựng Việt Nam theo quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
ã TCVN 4449 : 1987 Quy hoạch xây dựng đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế;
ã Quy hoạch chi tiết CCN Đồng Mai do Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Phát triển và Xây dựng THIKECO đã được phê duyệt;
ã Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành;
ã Các tài liệu điều tra khảo sát đất đai, dân cư, công trình kiến trúc và các hệ thống kỹ thuật hạ tầng tại địa điểm Dự án.
ã Các tài liệu khác có liên quan.
l.2. Mục tiêu của Dự án
ã Cụ thể hoá chủ trương đầu tư xây dựng CCN tại xã Đồng Mai – thành phố Hà Đông – tỉnh Hà Tây bằng việc ưu tiên đầu tư xây dựng CCN Đồng Mai.
ã Phát triển công nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Hoàn thiện việc phân bố cơ sở công nghiệp trên địa bàn một cách hợp lý.
ã Đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng và Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật sau đầu tư.
ã Hình thành CCN tập trung nhằm tận dụng tối đa và hiệu quả diện tích đất quy hoạch, các cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, vận tải cung ứng nguyên vật liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh.
l.3. Hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hà Tây
1.3.1. Hiện trạng kinh tế – xã hội
1.3.1.1. Dân số và nguồn nhân lực
ã Tổng dân số toàn Thành phố (tính đến tháng 3/2006): 175.682 người, nội thị: 87.610 người (chiếm 49,9% dân số tàn Thành phố). Dự báo đến năm 2020, dân số Thành phố Hà Đông sẽ khoảng 228.400 người, trong đó quy mô dân số nội thị: 182.500 người, chiếm khoảng 80% dân số Thành phố; dân số nông thôn: 45.900 người, chiếm khoảng 20% dân số Thành phố.
ã Tình hình lao động: Lao động trong độ tuổi có hơn 93.310 người chiếm 68,50% dân số (năm 2004). Đến 2010 số lao động trong độ tuổi tăng lên 113.500 người và 162.600 người năm 2020. Sự gia tăng này là một lợi thế về cung nguồn nhân lực, mặt khác cũng đặt ra vấn đề phải đào tạo nghề, giải quyết việc làm và thúc đẩy phân công lao động trên địa bàn Thành phố.
1.3.1.2. Tăng trưởng kinh tế
ã Tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2004 đạt 764 tỷ đồng, chiếm 9,4% giá trị GDP của toàn tỉnh Hà Tây. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố thể hiện bằng nhịp độ tăng GDP bình quân/năm giai đoạn 2001-2004 là 12,32%/năm (cao hơn so với nhịp độ tăng bình quân GDP của tỉnh Hà Tây là 9,5%/năm và của toàn quốc là 7,5%/năm). Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP cao, song một số nhân tố tiền đề cho sự bứt phá nhanh, bền vững còn chưa mạnh (yếu tố khoa học – công nghệ cao, công nghiệp hoá – hiện đại hoá, liên kết kinh tế, năng lực cạnh tranh và hàm lượng “chất xám”).
1.3.2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) đã khẳng định Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII (2001-2005) nêu rõ: “…Lấy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn làm nhiệm vụ trọng tâm; đưa nông nghiệp phát triển toàn diện gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới.
ã Cơ cấu kinh tế của Thành phố Hà Đông thể hiện những nét đặc trưng của một đô thị với nền kinh tế phát triển, theo đó tỷ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ khá cao, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp thấp (chỉ chiếm 5,67% GDP). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng trong GDP tăng từ 49,1%/năm 2001 lên53,1% năm 2004; tỷ trọng của khu vực nông nghiệp giảm nhẹ tương đối từ 5,8% xuống 5,7% tương ứng và tỷ trọng khu vực dịch vụ giảm tương đối từ 45,1% xuống còn 41,2%. Cơ cấu đầu tư trong các ngành, lĩnh vực còn chưa thật hợp lý.
1.3.3. Hiện trạng các ngành sản xuất tại Hà Tây
– Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
+ Ngành công nghiệp: tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân/năm thời kỳ 2000-2004 đạt 19,3%/năm.
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2004 (theo giá cố định 1994) là 880,7 tỷ đồng, trong đó khu vực nhà nước chiếm 17%, khu vực ngoài quốc doanh chiếm 60% và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 23% tổng GTSX công nghiệp toàn Thành phố.
Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vẫn giữ được nhịp độ phát triển khá cao, ổn định, tạo thêm được năng lực sản xuất mới và giải quyết việc làm cho người lao động, đa dạng hơn về chủng loại sản phẩm, trình độ công nghệ và chất lượng sản phẩm được nâng lên đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Cơ cấu sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chủ yếu tập trung vào một số ngành: cơ kim khí, thiết bị phụ tùng xe máy, dệt lụa, may mặc XK, giày da và chế biến thực phẩm, đồ uống, công nghiệp dược, sản xuất những sản phẩm công nghiệp quan trọng của nền kinh tế và chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất công nghiệp của Thành phố (trong đó cơ kim khí chiếm 37,8%; dệt may chiếm 24,2%; CN chế biến thực phẩm: 31,7%).
Đã hình thành được một số cụm công nghiệp và điểm công nghiệp làng nghề. Tuy nhiên các cụm công nghiệp này lại phân bố đan xen trong các điểm dân cư nên hạn chế việc mở rộng quy mô và gây ách tắc về giao thông – vận tải, khó khăn về cung ứng điện, nước và bảo vệ môi trường. Cơ cấu sản xuất, sản phẩm trong mỗi cụm công nghiệp ít gắn kết với nhau. Loại trừ một số ít loại sản phẩm: sản xuất phụ tùng xe gắn máy, lụa tơ tằm Vạn Phúc, sản phẩm dược, hầu hết các sản phẩm công nghiệp của Thành phố do quy mô sản xuất nhỏ, mẫu mã đơn điệu và chất lượng chưa cao, nên sức vươn ra thị trường để cạnh tranh còn nhiều hạn chế.
+ Cụm công nghiệp: Đã hình thành một số cụm công nghiệp với quy mô nhỏ như: CCN Cầu Bươu (16,3 ha), CCN Yên Nghĩa (40,7 ha). Tuy nhiên hiện tại công trình hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp điện, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường, …) ở các CCN này còn nhiều bất cập gây khó khăn cho doanh nghiệp.
+ Điểm công nghiệp làng nghề truyền thống: Trên địa bàn Thành phố có một số làng nghề truyền thống nổi tiếng trong và ngoài nước: Dệt lụa Vạn Phúc (phường Vạn Phúc), dệt len Nghĩa Lộ (xã Yên Nghĩa), dệt the La Khê (xã Văn Khê), nghề rèn Đa Sỹ (xã Kiến Hưng), làng nghề mỹ nghệ Huyền Kỳ (xã Phú Lãm). Giá trị sản xuất của các làng nghề đạt khoảng trên 55 tỷ đồng/năm.
– Nông nghiệp:
+ Sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, có sự chuyển biến tương đối quan trọng về chất trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
+ Cơ cấu sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, phù hợp với đặc điểm kinh tế ven đô: Tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi và thuỷ sản trong nông nghiệp tăng từ 35,5% năm 2000 lên 40,8% năm 2004; tỷ trọng giá trị ngành trồng trọt giảm tương ứng 59,8% xuống còn 56,8%. Tuy nhiên tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn triển khai còn chậm và thiếu tính bền vững.
+ Tổng giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha canh tác tăng từ 25,4 triệu đồng/ha năm 2000 lên 30,16 triệu đồng/ha năm 2003 và năm 2004 là 28,92 triệu đồng/ha; tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2000-2004 là 3,28%/năm. Mô hình sản xuất giống hoa, hoa cao cấp, rau an toàn có giá trị kinh tế cao được thực hiện đưa vào sản xuất bước đầu.
– Thương mại và dịch vụ: Phát triển mạnh về hình thức, phương thức, chủng loại mặt hàng.
+ Hoạt động thương mại với nhiều thành phần kinh tế tham gia, trong đó khu vực thương mại tư nhân phát triển mạnh, chất lượng phục vụ từng bước được nâng cao. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2003 trên địa bàn đạt 1.056 tỷ đồng; năm 2004 khoảng 1.236 tỷ đồng; tốc độ tăng doanh thu thương mại – dịch vụ bình quân/năm (2004/2003) tăng 17%/năm do mở rộng thị trường nội địa, đồng thời với xuất khẩu. Thương mại của Thành phố phát huy được vai trò trung tâm của khu vực phía Nam, Tây – Nam tỉnh Hà Tây và là đầu mối phân luồng hàng hoá và dịch vụ với các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc.
+ Xúc tiến du lịch được tăng cường và chất lượng của một số dịch vụ du lịch được cải thiện nâng cao. Đã đầu tư mở rộng, nâng cấp một số cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch trên địa bàn, song việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các điểm du lịch, vui chơi giải trí còn chậm.
– Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội: Trong những năm qua, trên địa bàn Thành phố đã đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng hệ thống giao thông, phát triển mạng lưới điện, thông tin liên lạc, các công trình cấp thoát nước, vệ sinh môi trường đô thị theo hướng liên thông và kết nối với Hà Nội thành một hệ thống để phục vụ phát triển KT-XH và cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.
1.3.4. Hiện trạng ngành công nghiệp Hà Tây
ã Giá trị sản xuất CN-TTCN và chuyển dịch cơ cấu có bước tăng trưởng khá cao hơn mức bình quân của cả nước và vượt chỉ tiêu đề ra: tăng bình quân 20,78%. Năm 2005 đạt 8.372 tỷ đồng; Tỷ trọng Công nghiệp – Xây dựng trong GDP của tỉnh tăng từ 30,6% năm 2000 lên 38,1% năm 2005.
ã Lực lượng sản xuất tăng mạnh theo chiều hướng tích cực, phát triển nhanh cả về số lượng, quy mô, trình độ công nghệ và hiệu quả sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nhà nước cơ bản đã được đổi mới, sắp xếp cổ phần hoá (92,5%) và đa số có mức tăng trưởng khá.
ã Các doanh nghiệp, làng nghề ngành CN-TTCN đã tạo ra trên 50% thu ngân sách tỉnh, góp phần đưa Hà Tây vào các tỉnh co mức ngân sách trên 1000 tỷ đồng.
ã Công tác quy hoạch, thực hiện quy hoạch phát triển CN- TTCN, phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp được củng cố và tăng cường. Một số cơ chế, chính sách có liên quan đến CN-TTCN trong đó có Quy định về xây dựng và quản lý cụm, điểm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp làng nghề và hỗ trợ khuyến khích đầu tư được thực hiện. UBND tỉnh đã phê duyệt danh mục quy hoạch 9 khu công nghiệp, 23 cụm công nghiệp (trong đó có cụm công nghiệp Đồng Mai) và 176 điểm công nghiệp làng nghề. Đã triển khai xây dựng giai đoạn I khu công nghệ cao Hoà Lạc, khu công nghiệp bắc Phú Cát, 19 cụm công nghiệp và 52 điểm công nghiệp.
ã Công nghiệp Hà Tây đã từ thứ 14 năm 2001 vươn lên đứng thứ 12 trong các tỉnh, Thành phố cả nước và đứng thứ 6 trong các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ về giá trị sản xuất công nghiệp
1.3.5. Đánh giá tổng quan về kinh tế xã hội và phương hướng phát triển tỉnh Hà Tây thời kỳ 2006 – 2010
ã Những lợi thế
– Là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế – xã hội và văn hoá, khoa học của tỉnh Hà Tây, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
– Liền kề và tiếp nối với Thủ đô Hà Nội, là địa bàn mở rộng ảnh hưởng của không gian đô thị Hà Nội – một trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật lớn của cả nước, nhằm khai thác lợi thế của Hà Nội về kết cấu hạ tầng, khoa học – công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, dịch vụ, thị trường và cập nhật thông tin.
– Là điểm nút các trục tuyến giao thông quan trọng hướng về Tây – Tây Nam Thủ đô Hà Nội kết nối với vùng Tây Bắc và các tỉnh phía Nam.
– Tiềm lực kinh tế và các mối liên kết kinh tế, dịch vụ đã được tạo lập với Hà Nội – là yếu tố nổi trội có thể liên kết, thu hút đầu tư, khoa học – công nghệ và thông tin để đẩy nhanh phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố.
– Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị từng bước được xây dựng tương đối hoàn chỉnh là một trong những khâu đột phá trọng tâm cho phát triển KT-XH của Thành phố trong những năm tới.
– Các yếu tố cung cầu từng bước được kích hoạt, nội lực được phát huy, góp phần vào tăng trưởng kinh tế trên địa bàn, đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện, diện mạo nông thôn ven đô chuyển biến tích cực.
– Nhân dân Thành phố giàu truyền thống cách mạng, sáng tạo và có trình độ dân trí cao.
ã Những hạn chế và tồn tại chủ yếu
– Tiềm lực nền kinh tế của Thành phố còn chưa mạnh, phát triển chưa thật bên vững và chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng của Thành phố; chưa tạo ra được những sản phẩm mũi nhọn chủ lực, có sức cạnh tranh cao của nền kinh tế và chưa có sự gắn kết hiệu quả sản xuất với thị trường.
– Sự liên kết, hợp tác kinh tế, nhất là kinh tế đối ngoại trên địa bàn Thành phố còn chưa thật gắn kết chặt chẽ, cùng với trình độ khoa học – công nghệ chậm đổi mới, lạc hậu nên đã giảm bớt sức mạnh của cộng đồng trên địa bàn.
– Do điều kiện lịch sử cụ thể, một thời gian dài Thành phố Hà Đông ít được đầu tư xây dung, nên kết cấu hạ tầng đô thị thấp kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ và quá tải so với yêu cầu phát triển, vẫn là đô thị chưa phát triển đúng vị thế và tiềm lực của mình. Thiếu các tuyến giao thông huyết mạch kết nối Thành phố với bên ngoài.
– Hạn chế về không gian kinh tế cho phát triển, nhất là chưa hình thành các cụm công nghiệp tập trung để tạo động lực và sự đột phá để đẩy nhanh sự phát triển.
– Kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong Tỉnh như giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ đầu tư, sản xuất còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển các ngành kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân.
Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hà Đông giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân/năm giai đoạn 2006 – 2010 là 14,5 – 14,8%/năm và giai đoạn 2010 – 2020 là 15,2 – 15,6%/năm. GDP bình quân/người của Thành phố gấp khoảng 2,8 lần so với mức GDP bình quân của tỉnh Hà Tây vào năm 2010 và 3,1 lần vào năm 2020.
Cơ cấu kinh tế: chuyển dịch cơ cấu kinh tế (theo GDP) Thành phố Hà Đông các thời kỳ:
– Năm 2010
+ Nông nghiệp: 4,16%
+ Công nghiệp – xây dựng: 51,9%
+ Dịch vụ – du lịch – thương mại: 43,94%.
– Năm 2015
+ Nông nghiệp: 2,86%
+ Công nghiệp – xây dựng: 50,64%
+ Dịch vụ – du lịch – thương mại: 46,5%.
– Năm 2020
+ Nông nghiệp: 1,85%
+ Công nghiệp – xây dựng: 49,5%
+ Dịch vụ – du lịch – thương mại: 48,65%.
ã Công nghiệp
– Mục tiêu: giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng bình quân khoảng 24%/năm.
– Đinh hướng phát triển: chuyển đổi cơ cấu công nghiệp theo hướng ưu tiên công nghiệp sạch, kỹ thuật công nghệ cao, và hàng xuất khẩu như: công nghệ thông tin, điện tử, dệt may, giầy da, cơ kim khí kỹ thuật cao, chế biến thực phẩm xuất khẩu. Phát triển công nghiệp chế tác hàng tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp (hàng thủ công mỹ nghệ, dệt tơ tằm, may mặc)
– Cơ cấu phân bố các cụm điểm công nghiệp
+ Cụm CN tập trung Đồng Mai: quy mô khoảng 200ha, đầu tư xây dựng mới, đồng bộ. Là cụm công nghiệp đa ngành nghề gồm: công nghệ cao, công nghệ thông tin, sản xuất lắp ráp các thiết bị bưu chính viễn thông, lắp ráp điện tử (ti vi, vi tính, đồ điện tử cao cấp), cơ kim khí kỹ thuật cao, phụ tùng ô tô, may mặc xuất khẩu, giầy da, dệt may, công nghiệp hàng tiêu dùng cao cấp, chế biến nông sản cao cấp xuất khẩu.
+ Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Yên Nghĩa: quy mô 43,633ha, giữ nguyên quy mô và vị trí như hiện nay, tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng trong khu CN.
+ Các điểm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề: gồm cụm điểm làng nghề thuộc tất cả các xã phường nội ngoại thị của Thành phố Hà Đông như: dệt lụa Vạn Phúc (phường Vạn Phúc): 15,5ha, làng nghề rèn Đa Sĩ (xã Kiến Hưng): 13,2ha, làng nghề sơn mài, khảm trai Huyền Kỳ (xã Phú Lãm): 5ha, làng nghề dệt the La Khê (xã La Khê): làng nghề dệt Dương Nội.
+ Các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ trong khu vực nội thị cũ: công ty dệt nhuộm Hà Đông, công ty len, công ty bia Hà Đông, công ty bia Quang Trung, công ty máy kéo và máy nông nghiệp… hiện đang ở nội thị và gây ô nhiễm môi trường. Từng bước di chuyển và bố trí trong các khu hoạc cụm CN tập trung của Thành phố, nhằm đảm bảo môi trường đô thị. Quỹ đất được chuyển đổi xây dựng công trình phúc lợi công cộng.
ã Dịch vụ – du lịch
– Cơ cấu phân bố các khu du lịch
+ Xây dựng khu du lịch sinh thái – giải trí tại vùng giáp sông Đáy: khu vực thôn Hoà Bình – Yên Nghĩa gồm du lịch đồng quê nhà vườn, làng văn hoá ẩm thực, công viên nghỉ dưỡng sinh thái, khai thác tối đa lợi thế của sông Đáy vào mục đích của du lịch, nghỉ dưỡng và bảo vệ cảnh quan 200 – 250ha.
+ Cụm du lịch dọc sông Nhuệ: cải tạo và nâng cấp gắn với các vườn hoa, công viên ven sông Nhuệ
+ Tour du lịch văn hoá và làng nghề: hình thành các tour du lịch văn hoá – sinh thái, du lịch thăm quan nghiên cứu làng nghề, dịch vụ sản phẩm làng nghề.
+ Xây dựng các khu vui chơi giải trí và dịch vụ du lịch cao cấp tại các khu vực ngoại thị Hà Đông.
– Cơ cấu phân bố các khu thương mại
+ Xây dựng trung tâm thương mại – dịch vụ tổng hợp tỉnh Hà Tây giao lưu hàng hoá, thương mại dịch vụ có tính chất liên vùng quy mô 10 -12ha.
+ Hội chợ EXPO cấp Quốc gia, thương mại cung cấp các dịch vụ hàng hoá tiêu dùng cao cấp, bán buôn và nhập khẩu 30 -40ha.
+ Chợ đầu mối, dự kiến bố trí tại khu vực giao cắt đường vành đai 4 Hà Nội và đường Quốc lộ 6 từ 2 -5ha.
+ Trung tâm xúc tiến thương mại quy mô 2- 3ha gồm các khu hội chợ triển lãm hàng hoá, quảng cáo tiếp thị sản phẩm.
ã Nông nghiệp
– Mục tiêu: giá trị gia tăng sản xuất nông nghiệp (GDP) trên địa bàn Thành phố tăng bình quân khoảng 4,9%/năm năm 2010 và 5,1%/năm năm2020.
– Đinh hướng: chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp, kinh tế nông thôn ven đô phù hợp với hệ sinh thái gắn với công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và với thị trường.
ã Giáo dục đào tạo
– Trung tâm đào tạo cấp vùng: các trường đại học , cao đẳng, chuyên nghiệp, dạy nghề hiện nay đang tồn tại trên địa bàn Thành phố được giữ nguyên về vị trí và quy mô đất đai.
– Hệ thống trường phổ thông các cấp: đảm bảo chỉ tiêu và quỹ đất dành cho xây dựng hệ thống trường lớp từ mầm non đến PTTH.
ã Y tế
– Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các trung tâm khám chữa bệnh cấp cơ sở.
– dsThành phố Hà Đông cần mở rộng quỹ đất xây dựng trung tâm y tế chuyên sâu (Viện 103), giảm tải cho các trung tâm y tế của trung tâm Hà Nội.
ã Văn hoá thông tin, TDTT
– Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thiết chế văn hoá – TDTT cấp Tỉnh và Thành phố như: nhà văn hoá, thư viện, bảo tàng, các trung tâm vui chơi giải trí. Lồng ghép với trung tâm văn hoá làng xã và khu đô thị mới.
– Bổ sung và quy hoạch xây dựng mới hệ thống tượng đài, biểu tượng và lời chào tại các cửa ô hướng vào Thành phố.
– Về TDTT: ngoài trung tâm TDTT cấp Tỉnh ở Kiến Hưng dự kiến xây dựng với quy mô 100ha, TT TDTT cấp Thành phố ở trên đường Quang Trung. Cần xây dựng mới các sân bãi luyện tập TDTT trong các khu đô thị mới, các khu dân cư hiện trạng cải tạo chỉnh trang.
1.4. Phương hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế xã hội chủ yếu của Thành phố Hà Đông và định hướng đến năm 2020
1.4.1. Định hướng phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
ã Định hướng phát triển
– Tiếp tục nhịp độ phát triển cao, ổn định, cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả và đảm bảo có đủ năng lực cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu thị trường.
– Chuyển đổi , co cấu lại sản xuất công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật công nghệ cao, có sức cạnh tranh và sản xuất hàng xuất khẩu.
– Đầu tư hiện đại hoá công nghệ, trang thiết bị đồng bộ, ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất công nghiệp.
– Mở rộng, hiện đại hoá một số cơ sở sản xuất ngành công nghiệp dệt may, dệt len xuất khẩu, sản xuất giày da và giày thể thao xuất khẩu.
ã Giải pháp phát triển
– Cải thiện nhanh và mạnh hơn môi trường sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.
– Có chính sách hỗ trợ và tạo cơ hội để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
– Xây dựng cơ chế khuyến khích, môi trường thông thoáng và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển có hiệu quả.
1.4.2. Định hướng phát triển các ngành thương mại – dịch vụ
ã Phát triển du lịch
– Phát triển du lịch Hà Đông trở thành 1 trong 3 trung tâm du lịch lớn của tỉnh Hà Tây như vui chơi giải trí dọc tuyến sông Nhuệ, nghỉ dưỡng, du khảo văn hoá, lễ hội, du lịch làng nghề.
– Kết hợp du lịch Hà Đông với các trung tâm du lịch khác trong tỉnh (cụm du lịch Sơn Tây – Ba Vì, cụm du lịch Hương Sơn – Quan Sơn) và gắn với không gian du lịch Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng.
– Đầu tư nâng cao năng lực để đa dạng hoá sản xuất các sản phẩm du lịch. Sản xuất các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ truyền thống đặc trưng của Hà Đông phục vụ cho du lịch.
ã Phát triển dịch vụ thương mại
– Phát triển hệ thống thương nghiệp trên địa bàn Thành phố trên cơ sở đa dạng hoá các thành phần kinh tế.
– Hình thành các trung tâm thương mại của Thành phố. Xúc tiến xây dựng Trung tâm thương mại Thành phố, các siêu thị, mạng lưới chợ đầu mối và hệ thống chợ nông thôn.
– Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, thương mại phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt ở khu vực nông thôn.
ã Dịch vụ tài chính, ngân hàng và các dịch vụ khác
– Phát triển lĩnh vực tài chính ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư và lưu thông tiền tệ trên địa bàn Thành phố.
– Tạo nguồn thu trên cơ sở khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ.
– Vận dụng chính sách tài chính phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đông bộ.
1.4.3. Dự báo thị trường của công nghiệp
Thị trường của công nghiệp Hà Tây bao gồm thị trường trong nước (tiêu thụ mạnh là Thủ đô Hà Nội – các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc bộ) và thị trường quốc tế với các mặt hàng được chế biến từ các vùng nguyên liệu cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn trái và các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp.
1.4.4. Dự báo các Dự án đầu tư vào CCN
Một số Nhà đầu tư nước ngoài đã bầy tỏ mong muốn được đầu tư và ưu tiên xây dựng một số Dự án công nghiệp, dự án chế biến lâm sản, nông sản và sản xuất hàng tiêu dùng.
1.4.5. Sự cần thiết đầu tư
ã Như đã phân tích, xuất phát từ thực trạng của nền kinh tế Hà Tây, đặc biệt là công nghiệp; việc xây dựng CCN nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nâng cao hiệu quả sản xuất của từng ngành, từng vùng lãnh thổ, phát triển nhanh công nghiệp, du lịch và dịch vụ; Nhanh chóng tạo ra các yếu tố bên trong vững mạnh, tranh thủ ngoại lực, gắn Hà Tây trong mối quan hệ tổng thể với các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Bắc bộ, các đô thị thuộc địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc để thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới, nhất là cho phát triển công nghiệp và dịch vụ du lịch.
ã Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, nhằm tạo một môi trường thuận lợi để khuyến khích và thu hút đầu tư trong và ngoài nước, chủ động bố trí các nhà máy, xí nghiệp theo quy hoạch phát triển và bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng phát triển manh mún và khó khăn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện nay.
ã Tạo ra một bước chuyển biến lớn trong công nghiệp chế biến và xuất khẩu của tỉnh, tạo các luồng hàng chủ lực ổn định, có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và có khả năng thay thế hàng nhập khẩu; góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nông thôn và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
ã Xuất phát từ các nguồn lực về lao động, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh; từ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hà Đông; từ thực trạng của nền kinh tế, đặc biệt là công nghiệp, việc xây dựng CCN là rất cần thiết nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nâng cao hiệu quả sản xuất của từng ngành, từng vùng lãnh thổ, phát triển nhanh công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Nhanh chóng tạo ra các yếu tố bên trong vững mạnh, tranh thủ lợi thế từ bên ngoài, Thành phố Hà Đông chịu ảnh hưởng trực tiếp từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ . Tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới, nhất là cho phát triển công nghiệp và dịch vụ du lịch.
ã Với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp được tập trung đầu tư sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để khuyến khích và thu hút đầu tư trong và ngoài nước, chủ động bố trí các nhà máy, xí nghiệp theo quy hoạch phát triển và bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng phát triển manh mún và khó khăn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện nay.
ã Việc hình thành CCN cùng sẽ tạo ra một bước chuyển biến lớn trong công nghiệp chế biến và xuất khẩu của tỉnh, tạo các luồng hàng chủ lực ổn định, có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và có khả năng thay thế hàng nhập khẩu; góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nông thôn và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
ã Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 16%/năm trong giai đoạn 2001 – 2005. Công nghiệp – tỷ trọng công nghiệp nông thôn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng nguyên liệu và lao động nông thôn nên hiệu quả kinh tế còn bị hạn chế.
ã Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố, quy hoạch phát triển Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Thành phố Hà Đông phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 trên 24%. Với tỷ trọng, tốc độ tăng trưởng như trên việc quy hoạch các cụm, khu công nghiệp tập trung có quy mô và vị trí phù hợp như Cụm công nghiệp Đồng Mai là rất cần thiết. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư phát triển, tranh thủ được đầu tư nước ngoài có công nghệ kĩ thuật cao, có thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng thu nhập và chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, góp phần ổn định an ninh chính trị và chính sách xã hội ở nông thôn.
Chương 2
LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
2.1. Tên dự án và hình thức đầu tư
2.1.1. Tên dự án
Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng CCN Đồng Mai
Địa điểm: xã Đồng Mai, xã Yên Nghĩa, xã Phú Lãm – Thành phố Hà Đông – Tỉnh Hà Tây
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Phong Phú.
Cơ quan quyết định đầu tư: UBND tỉnh Hà Tây ra quyết định đầu tư.
2.1.2. Hình thức và quy mô đầu tư
Hình thức đầu tư: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế và thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới CCN Đồng Mai.
Quy mô xây dựng: 225,04 ha.
2.2. Nguồn vốn
Công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật CCN Đồng Mai được xây dựng trên cơ sở sử dụng các nguồn sau:
1. Vốn huy động của Chủ đầu tư : 300.000.000.000 đồng.
2. Vốn vaycác tổ chức thương mại : 400.000.000.000 đồng.
3. Vốn huy động cuả khách hàng : phần còn lại
2.3. Giải pháp đầu tư
Dự án CCN Đồng Mai được chia làm 3 giai đoạn, thực hiện theo thứ tự:
ã Giai đoạn 1- Bắt đầu từ 2007, đầu tư các hạng mục:
– Đền bù giải phóng mặt bằng
– Trục giao thông chính của CCN (đường số 1), San nền giai đoạn 1 CCN
– Trạm xử lý nước thải
– Hai khu kỹ thuật.
– Các công trình hạ tầng kỹ thuật cho 100,20 ha.
Thời gian thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khoảng 18 tháng.
ã Giai đoạn 2 – Giai đoạn mở rộng
Giai đoạn này sẽ tiếp tục xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng cho 83,04 ha mở rộng.
ã Giai đoạn 3 – Giai đoạn mở rộng
Giai đoạn này sẽ tiếp tục xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng cho 41,8 ha mở rộng (phần diện tích chuyển từ CCN Thanh Oai).

Chương 3
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH HẠ TẦNG
CCN ĐỒNG MAI
3.l. Phân tích lựa chọn địa điểm
3.1.1. Phân tích địa điểm
Địa điểm dự kiến xây dựng CCN Đồng Mai nằm trên địa bàn 03 xã: Đồng Mai, Yên Nghĩa, Phú Lãm, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây, nằm gần Quốc lộ 6 nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi Tây Bắc. Vị trí này thuận lợi cho việc xây dựng CCN đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khu đất nghiên cứu xây dựng có tổng diện tích đất là 225,04 ha.
ã Phạm vi ranh giới của khu đất như sau:
– Phía Đông giáp đường quy hoạch vành đai số 4 Hà Nội, giáp thôn Huyền Kỳ – xã Phú Lãm và xã Bích Hoà – huyện Thanh Oai
– Phía Nam giáp thôn Công, thôn Mậu xã Đồng Mai,xã Bích Hoà và CCN Thanh Oai.
– Phía Bắc giáp đường Quốc lộ 6 và thôn Do Lộ – xã Yên Nghĩa.
– Phía Tây giáp Kênh mương thuỷ nông La Khê
Nghiên cứu trên toàn địa bàn tỉnh, kết hợp ý kiến của các ban, ngành; qua nhiều lần hội thảo, đề xuất chọn địa điểm xây dựng CCN Đồng Mai với các lý do sau:
ã Nằm trong quy hoạch định hướng phát triển kinh tế – xã hội cũng như ngành công nghiệp của Hà Tây, thuận lợi về nguồn cung cấp nguyên liệu;
ã Gần thị trường tiêu thụ; thuận lợi về vận tải, đầu mối giao thông thuỷ, bộ;
ã Đất đai đáp ứng yêu cầu xây dựng công nghiệp, không ảnh hưởng nhiều đến đất đai nông nghiệp; có thể phát triển thuận lợi các tiện ích, dịch vụ công cộng;
ã Có sẵn các dịch vụ hỗ trợ; thuận lợi cho việc bảo vệ môi trường; đủ các điều kiện để phát triển kinh tế – xã hội.
3.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.1.2.1. Các điều kiện tự nhiên
ã Nhiệt độ
– Cao nhất trong năm: +38°2C
– Thấp nhất trong năm: +5°C
– Trung bình năm: +23°C

ã Độ ẩm
– Cao nhất: 94%
– Thấp nhất: 31%
– Trung bình: 86%.
ã Mưa
Mưa phân bố không đều, thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm tới 60-70% tổng lượng mưa năm.
– Lượng mưa trung bình năm: 1620mm.
– Lượng mưa trung bình tháng: 135mm.
– Lượng mưa cao nhất năm: 2497,1m.
ã Bốc hơi
– Cao nhất: 896,7mm
– Thấp nhất: 709,5mm
– Trung bình: 817,0mm
– Trung bình tháng trong năm: 68mm.
ã Thuỷ văn
Khu vực Thành phố Hà Đông chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thuỷ văn sông Nhuệ – là một trong những sông nhánh lớn của sông Đáy ở phía bờ Tả. Ngoài ra phần dự kiến mở rộng về phía Bắc chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn sông Đáy đoạn qua địa phận Thành phố Hà Đông.
– Sông Đáy: là một phân lưu của sông Hồng. Từ khi xây dựng đập Đáy và sau đó cống Vân Đồn chặn cửa Hát Môn thì sông Đáy chỉ còn liên hệ với sông Hồng vào những ngày phân lũ và lấy nước tưới qua cống Liên Mạc vào sông Nhuệ.
– Sông Nhuệ: lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc để tưới, ngoài ra sông Nhuệ còn là trục tiêu nước cho TP Hà Nội, TP Hà Đông và chảy vào sông Đáy tại Phủ Lý. Vấn đề tưới nông nghiệp bằng tự chảy và bằng động lực nói chung là tốt, xong vấn đề tiêu của sông Nhuệ vẫn còn hiều nan giải. Mặc dù có nhiều trạm bơm tiêu xong khi mưa lớn vẫn tiêu thoát chậm do mực nước sông Đáy vẫn có xu thế tăng và lòng sông bị bồi lấp nhiều.
ã Điều kiện địa chất
Theo tài liệu địa chất của Đoàn địa chất địa lý thì toàn bộ khu vực Thành phố Hà Đông nằm trong bản đồ địa chất từ Hà Nội có lịch sử địa chất khu vực được tạo thành do quá trình trầm tích sông thuộc giới Kaizôzôi, hệ thứ tư có chiều dày hơn 50m được chia làm 4 hệ chính:
– Hệ tầng Thái Bình (QIV3 – tb) có chiều dày từ 5 – 10m. Cấu tạo địa chất do bồi tích đầm lầy, cát bột, sét bột màu nâu, sét bột màu đen.
– Hệ tầng Hải Hưng (QVI1-2 – hh) có chiều dày từ 10 – 15m được thành thạo do bồi tích biển đầm lầy gồm cuội sỏi, than bùn, sét, sò hến.
– Hệ tầng Vĩnh Phú (QIII2 – VP) dày từ 10 – 351m được tạo thành do trầm tích ven biển tam giác châu gồm sét bột màu vàng.
– Hệ tầng Hà Nội (QII-III – hn) dày từ 5 – 50m do trầm tích sông bao gồm tảng cuội sỏi, cát nhiều thành phần. Tầng này thường ở độ sâu 65m đến 110m, hệ tầng này chứa nhiều nước nhất.
Phía dưới chúng là tầng Nêogen có bề dày > 2000m được chia 2 phần: phần trên là đá cát kết hạt nhỏ đến vừa. Đại đa số diện tích khu vực Thành phố nằm trong vùng trầm tích sông, cơ cấu tạo nham thạch bao gồm: cát, sét nâu, bột sét xám xanh, xám vàng.
ã Địa chất thuỷ văn
– Nước mặt: do cấu tạo địa chất mặt bằng khu vực Thành phố không được bằng phẳng. Hiện nay cốt mặt nước sông Nhuệ mùa mưa lũ thường ở cốt > 5,60m luôn cao hơn cốt tự nhiên 5,0 – 6,0m. Vì vậy mùa mưa nơi nào chưa san lấp tôn cao thường bị ngập nặng.
– Nước ngầm: mực nước ngầm có áp về mùa mưa (từ tháng 3 đến tháng 9 thường gặp ở cốt (-9m) đến (-11m), mùa khô (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau) thường ở cốt từ (-10m) đến (-13m). Còn nước ngầm mạch nông không áp thường cách mặt đất từ 1 – 1,5m.
3.1.3. Tình hình hiện trạng khu vực CCN
Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất
trong phạm vi quy hoạch CCN Đồng Mai
STT Loại đất (ha) Diện tích Tỷ lệ (%) Ghi chú
Tổng diện tích tự nhiên 225,04 100,0
1 Đất trồng lúa 204,75 90,98
3 Mương, ao 11,81 5,25
2 Đất nghĩa địa 3,25 1,45
4 Đất đường 5,23 2,32
– Khu vực quy hoạch phần lớn là đất trồng lúa, đất nghĩa địa, đất đường chiếm diện tích nhỏ, còn lại là mương và ao.
– Giáp ranh giới quy hoạch CCN về phía Tây là kênh mương Trung thuỷ nông La Khê và mương Y Sơn, phía Đông là mương Cự; vuông góc với mương La Khê là mương tiêu N3 ở giữa khu đất dự kiến quy hoạch và chảy về mương tưới Thanh Niên ở phía Đông ranh giới CCN.
– Ngoài ra, trong khu vực quy hoạch còn một số mương nhỏ có hướng vuông góc với kênh La Khê và kênh Thanh Niên.
3.2. Hiện trạng công trình công cộng và công nghiệp
Trong phạm vi CCN không có công trình công nghiệp, công trình công cộng.
3.2.3 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật xã Đồng Mai
3.2.3.1 Giao thông
– Quốc lộ 6 nằm ở phía Bắc CCN Đồng Mai, theo quy hoạch chung Thành phố Hà Đông đây là trục giao thông đối ngoại chính của CCN Đồng Mai.
– Quốc lộ 21B nằm ở phía Đông Nam CCN, dự kiến mở tuyến đường nối giữa CCN Đồng Mai và CCN Bích Hoà – Thanh Oai có mặt cắt ngang 36m đấu nối với hệ thống đường gom đường vành đai 4 theo quy hoạch. Trước mắt chưa có vành đai thì đấu nối với Quốc lộ 21B và Quốc lộ 6.
3.2.3.2 Hiện trạng cấp điện
– Đường trục cấp điện có điện áp 220KV và 110KV chạy qua CCN và qua trạm biến áp trung gian 110KV Hà Đông 110/35/22(6)KV-(63+40)MVA do điện lực Hà Tây cấp dự kiến được cấp tới hàng rào CCN.
– Trong khu vực quy hoạch hiện có các tuyến đường dây 220KV, 110KV, 35KV và một số tuyến hạ thế.
3.2.3.3 Hiện trạng cấp nước và thoát nước mưa
– Hiện trạng cấp nước
+ Trong khu vực hiện chưa có hệ thống cấp nước hoàn chỉnh. Dự kiến nguồn nước cấp lấy từ hệ thống cấp nước có đường ống D200 của Công ty cấp nước Hà Đông dọc theo Quốc lộ 6..
– Hiện trạng thoát nước và vệ sinh môi trường
+ Hệ thống thoát nước trong khu vực là hệ thống thoát nước chung, chủ yếu thoát theo địa hình và thu gom qua hệ thống kênh mương thuỷ lợi.
+ Trong khu vực chưa có hệ thống thu gom và thoát nước bẩn.
3.2.4 Đánh giá tổng hợp hiện trạng
3.2.4.1 Thuận lợi
ã Cụm công nghiệp Đồng Mai nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông với Quốc lộ 6 và Quốc lộ 21B. Tương lai có đường vành đai 4 của thủ đô Hà Nội đi sát CCN, đặc biệt là sự gắn kết với CCN Bích Hoà huyện Thanh Oai nằm liền kề phía Nam CCN.
ã Nguồn nhân lực lao động tại địa phương dồi dào, có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp thuộc lĩnh vực dệt, may.
3.2.4.2 Khó khăn
ã Cơ sở hạ tầng hiện tại còn yếu kém.
ã Áp lực về an toàn giao thông tăng thêm khi CCN dịch vụ hình thành.
3.3. Giải phóng mặt bằng
3.3.1. Căn cứ pháp lý
ã Căn cứ Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 10/12/2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4;
ã Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai;
ã Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
ã Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hổ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
ã Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ;
ã Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
ã Căn cứ Quyết định số 09/2005/QĐ-UB ngày 8/03/2005 của UBND tỉnh Hà Tây về việc ban hành quy định chi tiết một số nội dung thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
ã Quyết định số 758/QĐ-UBND ngày 09/5/2007 của UBND tỉnh Hà Tây về việc phê duyệt phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư dự án Cụm công nghiệp Đồng Mai, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây.
ã Quyết định số 1715/QĐ-UBND ngày 17/9/2007 của UBND tỉnh Hà Tây về việc phê duyệt dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ GPMB dự án Cụm công nghiệp Đồng Mai (đợt 1), thuộc địa bàn xã Phú Lãm, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây
ã Căn cứ khối lượng điều tra thực tế;
ã Diện tích ranh giới khu vực xây dựng CCN: 225,04 ha.
3.3.2. Công việc giải phóng mặt bằng (Số liệu tổng hợp điều tra trong CCN)
Tổng diện tích đất phải thu hồi cho dự án là: 225,04 ha
Trong đó:
Đất trồng lúa 204,75 ha
Đất mương, ao 11.81 ha
Đất nghĩa địa 3,25 ha
Đất đường dân sinh 5,23 ha
3.3.3. Công việc đền bù tái định cư
– Theo Phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ GPMB số 05/PA-HĐBT ngày 26/3/2007 của Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây.
3.3.4. Tính toán kinh phí bồi thường thiệt hại
ã Kế hoạch tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng
CCN Đồng Mai là Dự án quan trọng trên địa bàn thành phố Hà Đông tỉnh Hà Tây, do đó trong tổ chức thực hiện cần lưu ý những vấn đề sau:
– Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng phải quán triệt công tác xây dựng nội dung kế hoạch đền bù và việc lựa chọn cán bộ thực hiện. Việc tuyên truyền vận động phải làm cho mọi người dân trong vùng Dự án hiểu rõ lợi ích nhiều mặt của Dự án xây dựng CCN Đồng Mai đối với quốc gia, tỉnh và địa phương; Hiểu rõ được các chính sách về đền bù giải phóng mặt bằng của nhà nước, ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, nắm bắt được các nội dung công việc, giải thích cho người bị thu hồi đất, để họ có ý thức tự giác thực hiện tốt ngay việc kê khai thiệt hại cho đến khi thực hiện giải toả giao đất cho Dự án theo kế hoạch.
– Phương án bồi thường phải được xây dựng đầy đủ về các nội dung, cụ thể các chi tiết nhằm giải quyết tốt công tác bồi thường di dân tái định cư và GPMB.
– Công tác điều tra thống kê đánh giá các thiệt hại phải đầy đủ, chính xác theo các yêu cầu. Phải thật sự công bằng và có đầy đủ chữ ký xác nhận thống nhất về nội dung của cán bộ thực hiện, người bị thiệt hại, đại diện trưởng ấp, tổ tự quản và xác nhận của chính quyền xã.
– Lập dự toán bồi thường và trình duyệt, tổ chức thanh toán phải đầy đủ đúng trình tự quy định và nhanh chóng, trong đó lưu ý các vấn đề công khai trong từng bước cần thiết.
– Chú trọng đặc biệt trong việc xây dựng đơn giá bồi thường nhất là giá đất đảm bảo các quy định pháp lý và nhất thiết phải phù hợp thực tế địa phương được đại đa số nhân dân chấp thuận.
Công tác tái định cư phải giải quyết đồng bộ trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, không để ảnh hưởng đến tiến độ triển khai của dự án. Mặt khác cũng là để đảm bảo ổn định tình hình kinh tế xã hội vùng dự án trong và sau khi triển khai.

Chương 4
QUY HOẠCH VÀ XÂY DỰNG
4.1. Nhu cầu và cơ cấu nhóm ngành nghề trong Cụm công nghiệp
4.1.1. Đặc điểm và tính chất Cụm công nghiệp
ã Theo định hướng phát triển ngành công nghiệp và dự kiến của tỉnh Hà Tây, CCN Đồng Mai là CCN tập trung hoạt động theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư.
ã Quy hoạch CCN Đồng Mai đảm bảo phù hợp với quan điểm tổng thể về phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hà Tây giai đoạn 2000-2010 có xem xét đến năm 2020
Bảng cơ cấu quy hoạch chia lô đất đai
Số TT Khu chức năng Ký hiệu lô đất
1 Các nhà máy xí nghiệp CN
CN may mặc xuất khẩu, giầy da, dệt may A
CN chế biến nông sản cao cấp xuất khẩu B
CN công nghệ cao C
CN công nghệ thông tin D
CN sản xuất lắp ráp các TB bưu chính viễn thông E
CN hàng tiêu dùng cao cấp G
CN khác H
CN mở rộng I
2 Khu kỹ thuật KT
3 Khu TT điều hành – DVCC TT
4 Khu cây xanh CX
5 Khu sân bãi (chất thải rắn) SB
6 Khu nghĩa trang (hiện có) NĐ
4.1.2. Các thành phần chức năng CCN
CCN Đồng Mai là CCN đa ngành bao gồm các thành phần chủ yếu được phân theo chức năng sau:
– Khu XD trung tâm điều hành và dịch vụ công cộng;
– Khu kỹ thuật;
– Kho bãi;
– Khu đất XD các xí nghiệp công nghiệp;
– Đường giao thông;
– Cây xanh và cây xanh cách ly;
4.2. Cơ cấu qui hoạch CCN Đồng Mai
4.2.1. Tổ chức không gian chung
– Về mặt bằng tổng thể, không gian quy hoạch, kiến trúc khu công nghiệp được tổ chức một cách hợp lý, đảm bảo không gian cho 1 khu công nghiệp hiện đại vừa mang tính cách công nghiệp vừa đảm bảo tính đô thị công nghiệp.
– Mật độ xây dựng hợp lý, nhiều dải cây xanh tạo ra một khu vườn công nghiệp.
– Quy hoạch cơ cấu, quy hoạch sử dụng đất, tổ chức không gian, quy hoạch các khu chức năng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật CCN phải đảm bảo sự thống nhất và phù hợp với quy hoạch tổng thể chung của tỉnh.
– Là CCN tập trung với nhiều ngành sản xuất, cần có sự bố trí phân cụm, nhóm xí nghiệp với các giải pháp không gian và kỹ thuật phù hợp với cảnh quan, vệ sinh môi trường và không gian cách ly với các khu dân cư hiện có.
– Công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật (cấp nước, cấp điện, xử lý nước thải) đảm bảo đáp ứng ngay trước mắt cho hoạt động của các nhà máy đầu tiên vào CCN, đồng thời phù hợp với phát triển về lâu dài của CCN
4.2.2. Phân bố cơ cấu sử dụng đất trong CCN
ã Tổng diện tích qui hoạch: 225,04 ha
ã Phân bố cơ cấu sử dụng đất
Bảng cơ cấu sử dụng đất
STT Loại đất Tỷ lệ (%) Diện tích (ha)
I Tổng diện tích khu đất nghiên cứu 225,04
II Đất hành lang an toàn lưới điện 6,16
III Đất cụm công nghiệp 100 218,88
1 Đất Trung tâm điều hành và dịch vụ công cộng 3,16 6,91
2 Đất khu kỹ thuật 3,09 6,77
3 Đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp 68,51 149,95
4 Đất giao thông 14,94 32,70
5 Đất cây xanh tập trung và cây xanh cách ly 7,42 16,24
6 Đất sân bãi (chất thải rắn) 0,60 1,32
7 Đất mặt nước 1,73 3,79
8 Đất nghĩa trang 0,55 1,20
Nội dung quy hoạch CCN
Theo Quy hoạch chi tiết CCN Đồng Mai đã được phê duyệt
4.2.2.1. Đất xây dựng các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp
Đất xây dựng các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp có diện tích 149,95ha chiếm 68,51% tổng diện tích. Quy hoạch phân lô đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp được bố trí trên cơ sở định hướng tổ chức mạng lưới giao thông đã được xác định. Các lô đất được phân lô có diện tích từ: 0,98ha – 8,94ha. Các lô đất được quy hoạch đảm bảo một cách linh hoạt trong việc phân chia hoặc ghép lại phù hợp với yêu cầu của từng loại hình các xí nghiệp công nghiệp, phù hợp với quy mô, công nghệ của các ngành công nghiệp và đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư. Các lô đất công nghiệp được quy hoạch thành 8 nhóm ngành sản xuất chính:
– Nhóm ngành công nghiệp may mặc xuất khẩu, giầy da, dệt may (ký hiệu A1, A2, A3) có diện tích 35,19ha chiếm tỷ lệ 23,47%. Gồm có 3 khu: khu A1 nằm ở phía Bắc CCN có diện tích 4,41ha, khu A2 sát đường quy hoạch vành đai 4 có diện tích 19,12ha, khu A3 nằm ở phía Tây CCN có diện tích 9,33ha.
– Nhóm ngành công nghiệp chế biến nông sản cao cấp xuất khẩu (ký hiệu B1, B2, B3) có diện tích 27,75ha chiếm tỷ lệ 18,51%. Gồm có 3 khu: B1 có diện tích 13,16ha và B2 có diện tích 12,09ha và khu B3 có diện tích 2,50ha đều nằm ở phía Đông Nam CCN giáp CCN Thanh Oai.
– Nhóm ngành công nghiệp công nghệ cao (ký hiệu C) có diện tích 11,66ha chiếm tỷ lệ 7,78% được bố trí ở giữa CCN, gần đường quy hoạch vành đai 4.
– Nhóm ngành công nghiệp công nghệ thông tin (ký hiệu là D) có diện tích 12,90ha chiếm tỷ lệ 8,60% được bố trí ở phía Tây CCN, gần kênh mương Trung thuỷ nông La Khê.
– Nhóm ngành công nghiệp lắp ráp các thiết bị bưu chính viễn thông (ký hiệu là E) có diện tích 11,64ha chiếm tỷ lệ 7,76% được bố trí ở phía Tây của CCN, tiếp giáp với kênh mương Trung thuỷ nông La Khê.
– Nhóm ngành công nghiệp hàng tiêu dùng cao cấp (ký hiệu G) có diện tích 11,70ha chiếm tỷ lệ 7,80% được bố trí về phía Nam CCN, cuối trục đường chính.
– Nhóm ngành công nghiệp khác (ký hiệu H), có diện tích 6,54ha chiếm tỷ lệ 4,36% nằm ở phía Nam CCN.
– Nhóm ngành công nghiệp mở rộng (ký hiệu I) có diện tích 32,57ha chiếm tỷ lệ 21,72% nằm ở phía Nam CCN (đất của CCN Thanh Oai trước đây).
4.2.2.2. Đất xây dựng khu Trung tâm điều hành và dịch vụ công cộng
Đất xây dựng khu Trung tâm điều hành và dịch vụ công cộng kí hiệu TT diện tích 6,91 ha chiếm 3,16% tổng diện tích, được bố trí ở phía Bắc của CCN, tiếp giáp với trục đường chính của CCN. Trong khu này dự kiến xây dựng:
– Khu nhà văn phòng quản lý điều hành và trưng bày giới thiệu sản phẩm.
– Khu nhà văn phòng cho thuê, dịch vụ ngân hàng, bưu điện thương mại.
– Khu nhà ăn công nghiệp.
– Trạm xe cứu hoả.
– Và một số các hạng mục phụ trợ khác.
4.2.2.3. Đất giao thông
– Giao thông của CCN bao gồm: trục giao thông chính lộ giới 53m có hướng song song với đường quy hoạch vành đai 4 và theo hướng đường điện 35KV hiện có, nối CCN với trục giao thông đối ngoại bên ngoài, tuyến đường này đảm bảo lưu thông cho một lượng xe lớn từ các hướng đường giao thông trong CCN. Một tuyến đường chính nữa của CCN lộ giới 30m vuông góc và đấu nối với đường vành đai 4, đường khu vực và đường gom với lộ giới 19,5m tạo mối liên kết dễ dàng các khu chức năng, các khu đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp. Hệ thống giao thông liên kết với CCN Thanh Oai nằm về phía Đông Nam CCN gồm 2 tuyến đường có lộ giới 22,5m và đường sát đường quy hoạch vành đai 4 có lộ giới 33m. Ngoài ra có 2 đường giao thông nội bộ trong khu công nghiệp mở rộng (đất của CCN Thanh Oai trước đây) có lộ giới 20,5m và 11m nằm ở phía Nam cuối khu đất.
– Diện tích dành cho giao thông là 32,70ha chiếm 14,94% tổng diện tích.
4.2.2.4. Đất cây xanh
– Đất cây xanh kí hiệu CX có diện tích 16,24ha chiếm 7,42% tổng diện tích.
– Trong đó cây xanh tập trung có diện tích 3,47ha chiếm 1,59% được bố trí ở giữa lô đất xây dựng nhóm ngành CN may mặc xuất khẩu, giầy da, dệt may và xung quanh ranh giới phía Bắc, phía Đông Nam CCN.
– Khu cây xanh cách ly có diện tích 12,77ha chiếm 5,83% được bố trí xung quanh ranh giới phía Tây Nam CCN tạo trục không gian cây xanh lớn cho toàn CCN cách ly khu dân cư hiện có, đảm bảo cảnh quan và sự điều hoà về môi trường cho toàn Cụm.
– Hệ thống cây xanh phân tán dọc theo trục giao thông chính trong CCN.
4.2.2.5. Đất xây dựng khu hạ tầng kỹ thuật
Đất xây dựng khu hạ tầng kỹ thuật gồm 3 khu kí hiệu KT1, KT2 và KT3 có diện tích 6,77 ha chiếm 3,09%. Cụ thể:
– Khu KT1 có diện tích 1,80ha bố trí ở phía Bắc CCN, khu đất dự kiến xây dựng trạm cấp nước, trạm bơm tăng áp và bể chứa
– Khu KT2 có diện tích 3,47ha bố trí ở phía Nam CCN, khu đất dự kiến xây dựng trạm xử lý nước thải và trạm biến áp.
– Khu KT3 có diện tích 1,50ha bố trí ở phía Nam cuối CCN (đất của CCN Thanh Oai trước đây).
4.2.2.6. Đất sân bãi
Đất sân bãi có diện tích 1,32ha chiếm tỷ lệ 0,60% bố trí ở phía Nam cuối đường trục chính CCN là nới thu gom chất thải rắn từ các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp trong CCN.
4.2.2.7. Đất mặt nước
Đất mặt nước có diện tích 3,79ha chiếm tỷ lệ 1,73%, bao gồm 2 kênh tiêu: kênh Thanh Niên mới chạy dọc theo khu cây xanh cánh ly phía Tây CCN có diện tích 2,59ha và kênh tiêu nằm trong khu đất mở rộng (đất của CCN Thanh Oai trước đây) có diện tích 1,20ha.
4.2.2.8. Đất nghĩa trang
Đất nghĩa trang có diện tích 1,20ha chiếm tỷ lệ 0,55% nằm trong khu đất mở rộng (đất của CCN Thanh Oai trước đây), khu đất này giữ nguyên hiện trạng.
4.2.2.9. Phòng cháy chữa cháy
ã Cơ sở thiết kế
– Là một CCN đa ngành, nguy cơ về cháy nổ của từng xí nghiệp khác nhau. Phương án phòng cháy nổ của CCN được thực hiện theo luật PCCC – Tiêu chuẩn PCCC và phải đạt được.
– Phát hiện kịp thời sự cố về cháy nổ
– Có phương tiện và có lực lượng chuyên nghiệp về PCCC đến ứng cứu sửa chữa kịp thời xử lý tại chỗ.
ã Biện pháp tổ chức thực hiện
Hệ thống báo cháy: CCN có bộ phận thường trực nhận thông tin về sự cố cháy nổ. Các cơ sở sản xuất có hệ thống báo cháy của đơn vị mình và truyền tín hiệu về CCN bằng điện thoại để có biện pháp xử lý.
Hệ thống chữa cháy:
– Hệ thống chữa cháy bao gồm chữa cháy của cơ sở và chữa cháy của Cụm công nghiệp.
– Hệ thống chữa cháy của cơ sở được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn PCCC và phải được cơ quan có thẩm quyền thỏa thuận.
– Hệ thống cấp nước chữa cháy ở đây là hệ thống cấp nước chữa cháy áp lực thấp với áp lực tự do tại các trụ nước chữa cháy >10m.
– Số đám cháy đồng thời tính toán cho CCN là một đám cháy (TCVN 2622-1995 điều 10.4) với lưu lượng nước chữa cháy cho một đám cháy là 30l/s. Thời gian cấp nước chữa cháy đảm bảo liên tục trong 3 giờ.
– Trụ nước chữa cháy được bố trí tại các ngã ba, ngã tư đường và dọc tuyến ống, khoảng cách giữa hai trụ nước chữa cháy kề nhau khoảng 100-150m.
4.2.2.10. Giải pháp kiểm soát môi trường
ã Dự báo tác động môi trường CCN
– Nước thải của CCN chủ yếu 1à các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp đa năng. Vì thế nước thải của từng xí nghiệp cần phải xử lý cục bộ đạt các thông số và nồng độ các chất thành phần nhỏ hơn hoặc bằng các giá trị quy định trong cột C tiêu chuẩn TCVN 5945-l995 trước khi thải vào cống thoát nước chung của CCN.
– Tiếng ồn giới hạn từ 22h tới 6h sáng của TCVN 5945-1995 là 50dB (A). Hiện tại TCVN chưa đưa ra yếu tố quy định tiếng ồn cho CCN. Mức tiếng ồn cho phép tối đa trong khu dân cư và khu công cộng theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5945-1995), xem bảng sau:
TT Khu vực Từ 6h – 18h (dB) Từ 18h – 22h (dB) Từ 22h – 6h (dB)
1 Khu vực yên tĩnh 50 45 40
2 Khu dân cư 50 55 45
3 Khu thương mại và dịch vụ 70 70 50
4 Các nhà máy công nghiệp nhỏ xen lẫn khu dân cư 75 70 50
5 Khu công nghiệp 70 70 65
ã Tác động môi trường đối với CCN
– Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí chủ yếu: Bụi sinh ra trong quá trình đào đất, san lấp mặt bằng; Bụi sinh ra trong quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị; Khí thải của các đơn vị vận tải và các đơn vị thi công cơ giới có chứa bụi, SO2, NOx, CO, tổng hydrocacbon và chì.
– Nguồn gốc gây ô nhiễm nước bao gồm: Nước thải của công nhân xây dựng, chứa các hợp chất hữu cơ, hợp chất Nitơ, Phốtpho, vi khuẩn…; Nước mưa chảy tràn từ công trường xây dựng cuốn theo đất cát; Nước thải sản xuất của các xí nghiệp
– Nguồn chất thải rắn bao gồm: Các nguyên vật liệu xây dựng dư thừa gạch, cát, gỗ, kim loại…; Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân; Chất thải rắn từ các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp đa năng.
ã Các giải pháp giảm thiểu các tác động môi trường
– Nước thải của từng xí nghiệp cần phải xử lý cục bộ trước khi thải vào cống thoát nước chung của CCN;
– Phải có biện pháp bảo vệ vệ sinh nguồn nước cụ thể xung quanh giếng khai thác nước cần được bảo vệ, không sử dụng làm nơi tập trung rác thải, không trồng trọt, bón phân cho cây trồng;
– Trạm xử lý nước cần có hàng rào bảo vệ, luôn luôn có người quản lý vận hành, bảo vệ an toàn nguồn cấp nước. Người không có nhiệm vụ không được vào khu vực xử lý nước;
– Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước để đảm bảo tiêu chuẩn nước sạch đúng theo qui chuẩn của Việt Nam qui định;
– Khống chế ô nhiễm bụi, tiếng ồn, độ rung trong các nhà máy.
ã Mạng lưới công trình ngầm
Mạng lưới các công trình ngầm đi dưới hè đường gồm:
– Mạng đường ống chờ luồn dây điện động lực xuất tuyến đi ngầm dưới hè dọc theo tuyến đường, cách khoảng tối đa 40m có l giếng cáp.
– Mạng đường ống chờ cho cáp quang điện thoại đi ngầm dưới hè (cùng phía với đường cáp điện động lực). Trên dọc tuyến có bố trí giếng cáp và điểm rẽ nhánh vào lô đất.
– Mạng đường ống cấp nước đi ngầm dưới hè dọc theo tuyến đường nội bộ. Trên dọc tuyến có các hố van khống chế và các hố thăm của điểm rẽ nhánh vào lô đất.
– Mạng đường ống thoát nước thải sinh hoạt đi ngầm dưới hè. Trên dọc tuyến cứ khoảng 50m có 1 hố thăm và hố van khống chế từ các lô đất chảy ra.
– Mạng đường ống thoát nước mưa đi ngầm dưới hè đường dọc theo tuyến đường nối vào mạng. ở mỗi lô đất có đường ống dẫn nước mưa qua hố thu vào mạng.
Toàn bộ mạng đường ống kỹ thuật và các hố thu, hố thăm, giếng cáp được thi công đồng bộ với quy hoạch đường hè.
4.3. Dự báo nhu cầu lao động trong CCN
Căn cứ vào định hướng phát triển ngành nghề và quy mô xây dựng, căn cứ vào chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tham khảo trong TCVN 4616-1988 ”Quy hoạch mặt bằng tổng thể cụm công nghiệp – Tiêu chuẩn thiết kế”. Số lao động người/ha dao động từ 30 người đến 210 người/ha cho công nghiệp nhẹ.
Chương 5
QUẢN LÝ THỰC HIỆN VÀ PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC DỰ ÁN
5.1. Tiến độ thực hiện Dự án
5.1.1. Tiến độ tổng quát
Dự án đầu tư xây dựng CCN được chia ra 3 giai đoạn, thực hiện trong 3 năm:
ã Giai đoạn 1: Từ nay đến cuối năm 2007 thi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật cho diện tích 997.504 m2 của CCN
Việc thi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật cho CCN được dự kiến bắt đầu từ quý IV năm 2007 và thực hiện theo hình thức cuốn chiếu: vừa thi công xây dựng vừa tiếp nhận các Nhà đầu tư vào xây dựng các xí nghiệp.
Các mốc thời gian chính:
– Lập DAĐT trình các cơ quan chức năng: Quý IV/2007
– Phê duyệt DAĐT: Quý IV/2007
– Lập Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công: Quý IV/2007
– Thẩm tra, Phê duyệt BVTC và Tổng dự toán: Quý IV/2007-Quý I/2008
– Thi công xây dựng cơ sở hạ tầng: Quý IV/2007 – Quý IV/2009
– Bắt đầu tiếp nhận các Dự án đầu tư xây dựng: Từ quý I/2008 trở đi
ã Giai đoạn 2: Giai đoạn mở rộng, từ Quý I/2009 đến Quý I/2010
Tiếp tục thi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật cho diện tích 835.116 m2 của CCN được dự kiến bắt đầu từ quý I năm 2009 và thực hiện theo hình thức cuốn chiếu: vừa thi công xây dựng vừa tiếp nhận các Nhà đầu tư vào xây dựng các xí nghiệp.
ã Giai đoạn 3: Giai đoạn mở rộng, từ Quý III/2009 đến Quý I/2010.
Tiếp tục thi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật cho diện tích 418.628 m2 của CCN được dự kiến bắt đầu từ quý III năm 2009 và thực hiện theo hình thức cuốn chiếu: vừa thi công xây dựng vừa tiếp nhận các Nhà đầu tư vào xây dựng các xí nghiệp.
5.1.2. Biện pháp thực hiện
Thi công theo phương pháp cuốn chiếu đồng bộ để có thể tiếp nhận các Dự án vào xây dựng, từ Quý I/2008 sẽ có cơ bản các dịch vụ phục vụ các Dự án đầu tư vào khai thác.
5.2. Tổ chức quản lý khai thác dự án
5.2.1. Tổ chức quản lý khai thác dự án
CCN Đồng Mai là CCN tập trung các doanh nghiệp công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp, các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; Trong CCN có các doanh nghiệp được quản lý theo Quy chế Cụm công nghiệp.
Trong CCN có các loại doanh nghiệp: Doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
5.2.2. Tổ chức quản lý điều hành thực hiện và khai thác Dự án
ã Quản lý Nhà nước
Công tác tổ chức quản lý điều hành thực hiện Dự án được thực hiện theo quy chế Cụm công nghiệp theo Quyết định số 872/QĐ-UBND ngày 13/7/2005 của UBND tỉnh Hà Tây ban hành Quy định về xây dựng và quản lý các cụm công nghiệp, các điểm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
ã Quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Phong Phú
Việc quản lý sau đầu tư CCN Đồng Mai do Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Phong Phú thay mặt UBND tỉnh, kết hợp với các cơ quan quản lý theo quy định của pháp luật thực hiện chức năng của cơ quan quản lý cấp trên.
ã Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Phong Phú đảm nhiệm chức năng Chủ đầu tư công trình có nhiệm vụ:
– Quản lý thực hiên dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp Đồng Mai trong 50 năm.
– Tổ chức thực hiện dự án: Tổ chức triển khai thực hiện dự án, nghiệm thu quyết toán đưa Dự án vào khai thác
– Khai thác Dự án: Công ty có trách nhiệm chính sau:
+ Xây dựng điều lệ quản lý CCN Đồng Mai trên cơ sở điều lệ mẫu.
+ Quản lý các Dự án đầu tư vào CCN theo đúng quy hoạch chi tiết đã được duyệt. Đồng thời có kế hoạch phát triển các hạng mục công trình kết cấu hạ tầng.
+ Quản lý các hoạt động dịch vụ trong CCN Đồng Mai và có kế hoạch mở rộng các dịch vụ: Mạng lưới giao thông nội bộ, bãi đỗ xe, công viên cây xanh. Hệ thống thoát nước mưa, nước thải sản xuất, trạm xử lý nước thải. Hệ thống kho bãi.
– Hợp đồng với ngành điện, ngành nước và các chủ đầu tư thứ phát để phối hợp xây dựng và khai thác cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp.
– Một số hạng mục cơ sở kỹ thuật hạ tầng sau khi thi công xong Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Phong Phú giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành của địa phương quản lý khai thác trực tiếp với các doanh nghiệp như:
+ Hệ thống cung cấp điện động lực
+ Hệ thống cấp nước
+ Hệ thống thông tin liên lạc.
5.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý và nhân sự
Trong thời gian thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và quản lý khai thác Công ty tổ chức bộ máy quản lý CCN.
ã Bố trí nhân sự Ban Quản lý dự án CCN Đồng Mai
Giám đốc điều hành: 01
Phó Giám đốc kỹ thuật: 01
Phó Giám đốc kinh doanh: 01
Hành chính quản trị – bảo vệ: 07
Tài chính kế toán: 04
Quản lý kỹ thuật – Dự án đầu tư và cơ sở hạ tầng: 04
Kinh doanh tiếp thị: 03
Bộ phận sửa chữa: 06
Tổng cộng (người): 27
* Giá thành chi phí quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm:
– Chi phí quản lý
– Quỹ lương cơ bản năm:

STT Chức danh Số lượng (người) Mức lương bình quân Quỹ lương
Tháng Năm
1 Giám đốc 1 3.200.000 41.600.000 41.600.000
2 Phó giám đốc 2 2.800.000 36.400.000 72.800.000
3 Trưởng phó ban 4 2.400.000 31.200.000 124.800.000
4 Cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ 10 1.850.000 24.050.000 240.500.000
5 Công nhân kỹ thuật 6 1.750.000 22.750.000 136.500.000
6 Nhân viên 4 1.250.000 16.250.000 65.000.000
Cộng 27 681.200.000
– Trong đời Dự án cứ mỗi 5 năm 1 lần tăng lương bình quân 0,5%.
– Quỹ tiền lương chưa bao gồm cả chi phí bảo hiểm xã hội 15%, bảo hiểm y tế 2% và quỹ công đoàn 2%.
– Chi phí lương gián tiếp: 681.200.000 đ/năm
– Chi phí quảng cáo, tiếp thị dự tính: 60.000.000 đ/năm
– Các chi phí điện, nước (điện chiếu sáng
đường đi và nước tưới đường, tưới cây): 360.000.000 đ/năm
– Chi phí quản trị điều hành: 0,2% doanh thu
– Các chi phí duy tu bảo dưỡng sửa chữa:
– Duy tu bảo dưỡng nhà xưởng, kết cấu: 0,1% GTXL/năm
– Duy tu bảo dưỡng thiết bị: 0,1% GTTB/năm
– Giá trị duy tu bảo dưỡng lấy trung bình bằng 0,1% vốn xây lắp, thiết bị để tính giá cho thuê cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong suốt đời Dự án.
5.2.4. Chính sách thu hút đầu tư
Thu hút các Nhà đầu tư vào CCN được thực hiện bằng:
– Xây dựng cơ sở hạ tầng tốt, đầy đủ.
– Có biểu giá hợp lý khuyến khích các Nhà đầu tư vào càng sớm càng có lợi Khuyến khích Nhà đầu tư trả gọn 1 lấn.
– Có thủ tục hành chính gọn, đơn giản và 1 cửa.

6.3.3.1. Phân tích hiệu quả kinh tế – xã hội
Việc thành lập Cụm công nghiệp Đồng Mai có ý nghĩa rất quan trọng về hiệu quả kinh tế – xã hội đối với Tỉnh Hà Tây nói chung và Thành phố Hà Đông nói riêng.
6.3.3.2. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước
Cùng với những ưu đãi đầu tư của Tỉnh Hà Tây, Luật Đầu tư, cũng như khả năng hấp đẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước về địa lý, về thị trường tiêu thụ sản phẩm và những ưu đãi đầu tư khác, CCN Đồng Mai có khả năng thu hút các nhà đầu tư xây dựng khoảng 60 nhà máy sản xuất. Bình quân mỗi nhà máy đầu tư khoảng 20 triệu USD thì Cụm công nghiệp có thể thu hút khoảng 1,2 tỷ USD vốn đầu tư.
6.3.3.3. Thúc đẩy phát triển Kinh tế và Đô thị hoá trong Tỉnh
Chế biến nông sản, thuỷ hải sản sử dụng nguyên liệu tại chỗ đa dạng và phong phú, giảm chi phí vận chuyển và chi phí giao thông chung.
Dự án đầu tư thành lập CCN Đồng Mai được thực hiện sẽ kích thích sản xuất, tạo thêm việc làm cho nông dân, ngư dân, nâng cao đời sống, ổn định xã hội và góp phần tích cực đảm bảo an ninh quốc phòng.
Nhờ có công nghiệp chế biến, giá trị nông sản, thuỷ hải sản được trở thành hàng hóa giá trị cao và tăng kim ngạch xuất khẩu. Sản xuất công nghiệp phát triển sẽ đóng góp đáng kể vào ngân sách, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và thực hiện hiện đại hóa đất nước.
Dự án thành lập CCN Đồng Mai được thực hiện sẽ đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá của Tỉnh, đồng thời thúc đẩy quá trình đô thị hoá khu vực.
Dự án thành lập CCN Đồng Mai được thực hiện, trên cơ sở tạo ra những chỗ làm việc mới mang tính chất công nghiệp sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong Tỉnh và nâng cao dân trí của nhân dân địa phương.
Quá trình hình thành và phát triển của khu công nghiệp sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tạo nên những điều kiện nâng cao trình độ cũng như những kinh nghiệm về quản lý và đầu tư xây dựng, về kỹ thuật công nghệ và kinh doanh cho người lao động.
Sau khi việc đầu tư xây dựng CCN Đồng Mai kết thúc, khu công nghiệp sẽ để lại một hệ thống cơ sở vật chất có khả năng phục vụ tiếp cho sự phát triển kinh tế – xã hội lâu dài của của tỉnh Hà Tây.
6.3.3.4. Giải quyết việc làm cho người lao động
Qua thống kê tại một số Khu công nghiệp đã đi vào hoạt động cho thấy nhu cầu lao động trong CCN khoảng 120người/ha. Như vậy, Dự án có thể thu hút khoảng 25.000 lao động.
Nếu tính bình quân tiền lương tháng của lao động trong khu công nghiệp là 60 USD/người/tháng thì chi phí trả lương cho lao động trực tiếp khoảng 1.800.000 USD/năm.
6.3.3.5. Đóng góp của dự án vào ngân sách nhà nước
Dự án có thể không đóng góp vào ngân sách Nhà nước một cách trực tiếp nhưng đóng góp đặc biệt quan trọng của Dự án là đóng góp gián tiếp qua thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động của các doanh nghiệp thuê lại đất trong CCN Đồng Mai để sản xuất kinh doanh.
6.3.3.6. Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước, tiếp kiệm ngoại tệ nhập khẩu hàng hoá
– CCN Đồng Mai đi vào hoạt động và phát triển sẽ là một Cụm công nghiệp sản xuất với công nghệ tiên tiến, tạo ra những sản phẩm đa dạng, chất lượng cao đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng tiêu dùng trong nước và nước ngoài.
– Khả năng cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước được nâng cao sẽ tạo ra cơ hội giảm nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng và do đó tiết kiệm được ngoại tệ.

Chương 7
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1. Kết luận
ã Dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng và quản lý sau đầu tư Cụm công nghiệp Đồng Mai có tính khả thi cao, có khả năng thu hút được các cơ sở sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên trong giai đoạn trước mắt còn có một số hạn chế về cơ sở hạ tầng, điều kiện Kinh tế – Xã hội, nhưng việc đầu tư cho sự phát triển công nghiệp, chuyển đổi cơ cấu Kinh tế của xã Đồng Mai, Thành phố Hà Đông nói riêng và tỉnh Hà Tây nói chung là rất cần thiết và rất cần sự quan tâm của UBND tỉnh Hà Tây.
ã Đầu tư xây dựng CCN Đồng Mai là yếu tố quan trọng quyết định đến tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp trên địa bàn và thực hiện mục tiêu phát triển công nghiệp hoá – hiện đại hoá của xã Đồng Mai, Thành phố Hà Đông và tỉnh Hà Tây.
ã Việc hình thành CCN Đồng Mai góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển Kinh tế – xã hội của xã Đồng Mai nói riêng cũng như tỉnh Hà Tây nói chung, đưa khu vực này thành một khu vực Kinh tế công nông nghiệp phát triển.
ã Hiệu quả kinh tế – xã hội
– Dự án xây dựng CCN của tỉnh Hà Tây như trình bày trên cho thấy có tính khả thi về các mặt kỹ thuật, kinh tế, xã hội cũng như về tài chính. Dự án đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghiệp, góp phần phát triển Kinh tế xã hội của địa phương.
– Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật CCN tuy không trực tiếp mang lại hiệu quả kinh tế tài chính từ hoạt động kinh doanh cơ sở hạ tầng CCN nhưng sẽ mang lại nhiều hiệu quả Kinh tế – Xã hội đối với tỉnh Hà Tây nói chung và Thành phố Hà Đông, xã Đồng Mai nói riêng.
Cụ thể như sau:
– Thúc đẩy phát triển Kinh tế và đô thị hóa trong Tỉnh
+ Dự án CCN được thực hiện sẽ kích thích sản xuất nông nghiệp, trong đó các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của tỉnh, những cây công nghiệp có ảnh hưởng rất lớn trong sự phát triển Kinh tế – Xã hội của tỉnh, tạo thêm việc làm cho nông dân, nâng cao đời sống, ổn định xã hội và góp phần tích cực trong đảm bảo an ninh quốc phòng.
+ Nhờ công nghiệp chế biến các ngành công nghiệp dệt may, chế biến nông sản cao cấp sẽ trở thành hàng hoá giá trị cao, tăng kim ngạch xuất khẩu. Sản xuất công nghiệp phát triển sẽ đóng góp đáng kể vào ngân sách, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh.
+ Dự án CCN được thực hiện sẽ đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá của Tỉnh, đồng thời thúc đẩy quá trình đô thị hoá khu vực lân cận Thành phố Hà Đông, xã Đồng Mai.
+ Quá trình hình thành và phát triển của CCN sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp nâng cao trình độ, tăng cường kinh nghiệm về quản lý, về đầu tư xây dựng, về kỹ thuật công nghệ và kinh doanh.
– Thu hút đầu tư trong và ngoài tỉnh
+ Hiện nay tiến độ thu hút đầu tư vào các KCN, CCN trong tỉnh Hà Tây đang tiến triển rất tốt, với các dự án đang triển khai xây dựng và hàng chục doanh nghiệp đang làm thủ tục lựa chọn vị trí.
+ Cùng với những ưu đãi đầu tư của tỉnh Hà Tây, của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Đầu tư tại Việt Nam, cũng như khả năng hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước về địa lý, về thị trường tiêu thụ sản phẩm và những ưu đãi đầu tư khác của CCN có khả năng thu hút các nhà đầu tư xây dựng 70 – 100 nhà máy.
– Giải quyết việc làm cho người lao động:
+ Dự án CCN được thực hiện sẽ tạo ra nhiều việc làm mới mang tính chất công nghiệp, góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh và nâng cao dân trí của nhân dân địa phương.
+ Đóng góp của dự án vào ngân sách nhà nước.
+ Dự án đóng góp trực tiếp vào ngân sách Nhà nước thông qua tiền thuê đất và phí sử dụng hạ tầng tuy không lớn (do chủ trương thu hút đầu tư và tạo điều kiện để phát triển công nghiệp) nhưng đóng góp đáng kể của Dự án là phần gián tiếp thông qua nguồn thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp.
– Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước:
CCN đi vào hoạt động và phát triển sẽ là một cụm công nghiệp dệt may, chế biến nông sản cao cấp xuất khẩu, giảm được chi phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm góp phần tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước.
7.2. Kiến nghị
Kính đề nghị Hội đồng quản trị Công ty sớm xem xét và phê duyệt Dự án điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng CCN Đồng Mai, tạo cơ sở pháp lý để Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Phong Phú triển khai các bước tiếp theo của quá trình Đầu tư Dự án.

Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? 👉 Xem Cách Tải 👉

Hiện tại mình đang có bán thư viện xây dựng cũng như các combo khóa học giá cực rẻ cho anh em xây dựng, bao gồm:
🔸1. Kho tài liệu xây dựng 11Gb (thư viện BPTC, thư viện BVTK lĩnh vực XDDD và Giao thông cầu đường): Giá 200k
Link: https://hosoxaydung.com/full-kho-tai-lieu-xay-dung-11gb/
🔸2. Thư viện Sketchup khổng lồ 900 Gb – Giá 299k
Link: https://hosoxaydung.com/thu-vien-sketchup-700gb-gia-299k/
🔸3. Combo 4 khóa học Sketchup cơ bản và nâng cao giá 99k
Link: https://hosoxaydung.com/4-khoa-hoc-sketchup-co-ban-va-nang-cao/
🔸4. Commbo tài liệu học 80 khóa học REVIT - TELKA - ETAP - SAP - BIM ...
Link: https://hosoxaydung.com/commbo-tai-lieu-hoc-80-khoa-hoc-gia-500k
🔸5. Combo khóa học Autocad cơ bản và nâng cao chỉ với 99K
Link: https://hosoxaydung.com/combo-khoa-hoc-autocad-co-ban-va-nang-cao/
🔸6. Combo 15 khóa học Revit từ cơ bản đến nâng cao với chỉ với giá 200k.
Link: https://hosoxaydung.com/15-khoa-hoc-revit-tu-co-ban-den-nang-cao/
🔸7. Combo 7 khóa học Photoshop thực chiến từ nền tảng đến chuyên sâu - Giá 129k
Link: https://hosoxaydung.com/7-khoa-hoc-photoshop-thuc-chien/
🔸8. Combo 8 khóa học tinh học văn phòng từ cơ bản đến nâng cao chỉ với 99k
Link: https://hosoxaydung.com/combo-8-khoa-hoc-tinh-hoc-van-phong-tu-co-ban-den-nang-cao/
🔸9. Khóa học Etabs - Safe giá 50k
Link: https://hosoxaydung.com/khoa-hoc-etabs-safe-gia-50k/
🔸10. Khóa học họa viên kiến trúc - giá 50k
Link: https://hosoxaydung.com/khoa-hoc-hoa-vien-kien-truc-gia-50k/
☎Liên hệ: 0904.87.33.88 (Call/Zalo)

Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? Xem Cách Tải

►Group Facebook Hồ Sơ Xây dựng : https://www.facebook.com/groups/hosoxaydung

►Group Facebook Thư viện xây dựng : https://www.facebook.com/groups/tailieunganhxd

►Group Kho bản vẽ - Thiết kế nhà đẹp : https://www.facebook.com/groups/khobanve

►Group 999 Mẫu nhà đẹp 2023 : https://www.facebook.com/groups/999nhadep

►Link nhóm Zalo Hồ Sơ Xây Dựng : https://bit.ly/zalohosoxd

►Link nhóm Zalo Tài liệu Xây dựng :  https://bit.ly/zalotaileuxd

►Link nhóm Zalo Hiệp hội nhà thầu Việt Nam: https://bit.ly/zalonhathauvn

►Nhà thầu Xây dựng-Kiến trúc-Cơ Điện-Nội Thất: https://bit.ly/nhathauuytin

►Group Biện pháp thi công XDDD và CN: https://zalo.me/g/qvkyso862

►Group Biện pháp thi công Cầu đường - Thủy lợi: https://zalo.me/g/hyzzqm273

►Group Bản vẽ thiết kế XDDD-CN: https://zalo.me/g/luldrt443

►Group Bản vẽ thiết kế Cầu đường - Thủy lợi:https://zalo.me/g/ubdlaz229

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *