Bước 2: Gõ từ khoá tìm kiếm sửa chữa dây phơi thông minh
Bước 3: Bấm vào website (ở trang 1 or trang 2 của Google)(xem ảnh minh họa bên dưới)
Bước 4: Kéo xuống cuối bài viết, Click vào nút Lấy mã
Bước 5: Dán mã vào để tới trang đích
VUI LÒNG NHẬP MÃ ĐỂ TIẾP TỤC ĐẾN TRANG TẢI TÀI LIỆU
Bạn không lấy được mã?
Báo lỗi
MÔ TẢ CHI TIẾT
Các tiêu chuẩn lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng cần biết
HÌNH ẢNH DEMO
Các tiêu chuẩn lấy mẫu vật liệu xây dựng là như thế nào? Các phương pháp lấy mẫu này được quy định và áp dụng theo tiêu chuẩn hiện hành nào tại Việt Nam? Chúng ta cùng tham khảo bài viết chia sẻ sau đây để nắm vững các quy định, tiêu chuẩn áp dụng trong quy trình lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng bạn nhé!.
Các tiêu chuẩn lấy mẫu thí nghiệm vật liệu xây dựng
– Theo quy định: Mỗi lô xi măng < 40 tấn phải thực hiện công tác lấy 02 mẫu thí nghiệm, mỗi mẫu có trọng lượng 20kg để làm thí nghiệm. Mẫu xi măng phải được đều ở tất cả các bao xi măng có trong kho chứa, mỗi bao lấy 1kg.
– 1 mẫu thử được lấy để làm thí nghiệm, còn 1 mẫu còn lại được lưu giữ để làm công tác đối chứng khi cần thiết. Mẫu lưu này có giá trị trong khoảng thời gian là 60 ngày; trong khoảng thời gian này nếu không có bất kỳ khiếu nãi nào giữa bên mua và bán về các thắc mắc ở kết quả thí nghiệm thì phòng thí nghiệm sẽ tiến hành các thủ tục hủy bỏ mẫu lưu.
– Khi xi măng được đưa đến công trình xây dựng thì đại diện cả 2 bên nhà đầu tư và chủ dầu tư sẽ cùng nhau lấy mẫu đóng gói, niêm phong và lập biên bản để gửu đến các Công ty có phòng thí nghiệm uy tín để tiến hành kiểm nghiệm. Các mẫu thử này phải được để trong hộp kín bảo quản nơi khô ráo tránh nước và các hóa chất khác.
– Cát xây dựng được chia làm 4 loại: Cát to, vừa, nhỏ và cát mịn.
– Cứ 100m3 cát xây dựng thì sẽ lấy 1 mẫu thử với khối lượng tối thiểu là 50kg và được lấy rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trong một đống cát cùng loại, đóng gói, lập biên bản và tiến hành mang đi thí nghiệm.
– Kết quả thí nghiệm cát xây dựng là cơ sở để thực hiện công tác nghiệm thu và là căn cứ để thiết kế thành phần bê tông.
– Nhỏ hơn 200m3 đá tiến hành lấy 2 mẫu thử, lấy ở các vị trí khác nhau trong một đống đá cùng loại, đóng gói lập biên bản và lấy mẫu mang đi thí nghiệm.
– Kết quả thí nghiệm là cơ sở để tiến hành nghiệm thu và là căn cứ thể thiết kế thành phần bê tông.
a. Kiểm tra đường kính cốt thép bằng cách cân trọng lượng:
– Khi đưa thép vào sử dụng cần kiểm tra đường kính thực của cốt thép như sau: Cắt 01đoạn thép dài 1m để cân kiểm tra trọng lượng Q (gam), đường kính thực của câythép được tính bằng công thức sau:
D thực=0,43x √Q (mm)
b. Đo đường kính cốt thép vằn:
-Đường kính danh nghĩa D của cốt thép vằn tương đương với đường kính danh nghĩa của cốt thép tròn trơn có diện tích mặt cắt ngang bằng nhau. Diện tích mặt cắt ngang, khối lượng 1m chiều dài của thanh thép theo đường kính danh nghĩa với khối lượng riêng của thép bằng 7,85g/cm3.
– Lấy một mẫu thép dài đúng 1m được chọn trong lô thép cần kiểm tra, làm sạch mẫu trước khi cân và và xác định tiết diện. Sử dụng thiết bị đo cân có thang chia nhỏ để xác định (đến 1/1000kg) để cân mẫu.
– Diện tích mặt cắt ngang F (tính bằng cm2) của cốt thép được xác định theo khối lượng và chiều dài mẫu quy định tại TCVN1651:1995 theo công thức: F=Q/7,85L.
(Trong đó: F là diện tích mặt cắt ngang của thanh thép tính bằng cm2. Q là khối lượng của mẫu cốt thép vằn tính bằng g. L là chiều dài mẫu tính bằng cm.7,85 là khối lượng riêng của thép tính bằng g/cm3. So sánh kết quả với tiêu chuẩn thép).
– Xác định đường kính danh nghĩa (có hai phương pháp):
Xác định bằng phương pháp tra bảng theo TCVN 1651-1985 từ F và Q đã xác định được.
Xác định bằng công thức: D= √4F/3,14
c. Thí nghiệm thép:
– Lấy mẫu và thí nghiệm thép: Cứ mỗi lô thép có khối lượng <=20 tấn, cần lấy 01 nhóm mẫu thử để kiểm tra, bao gồm tất cả các chủng loại cốt thép trong lô, mỗi loại lấy 03 thanh dài từ 0,5m-0,8m.
– Các chỉ tiêu cơ lý khi thí nghiệm thép:
Giới hạn chảy, giới hạn bền;
Độ giãn dài;
Đường kính thực đo;
Uốn nguội;
– Kết quả thí nghiệm và kiểm tra thép là cơ sở để nghiệm thu thép xây dựng.